Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Nhà nước là gì?

06/10/2023 | 09:57 22 lượt xem Loan

Quản lý đất công hiện nay còn nhiều bất cập cả về thể chế, thực thi và tuân thủ pháp luật. Trên thực tế, ngân sách nhà nước thất thoát hàng nghìn tỷ đồng nguồn thu từ đất đai, mặt bằng thương mại, tài sản công do tính toán không đúng hoặc tính sai tổng giá trị quyền sử dụng đất, quyền thuê đất và các hoạt động vô hình khác. giá trị và lợi ích; do “gian lận đấu thầu” hoặc lỏng lẻo trong việc thực hiện đấu thầu và chuyển đổi mục tiêu sử dụng quỹ đất ở cả cấp trung ương và địa phương. Cùng Luật đất đai tìm hiểu về quyền sử dụng đất của doanh nghiệp nhà nước trong bài viết dưới đây.

Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Nhà nước năm 2023

Một vấn đề quan trọng đặt ra trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (chuyển đổi vốn của doanh nghiệp nhà nước) là việc xác định giá trị quyền sử dụng đất theo giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình cổ phần hóa, giá trị định giá của đất thấp hơn nhiều so với giá thị trường, gây thất thu rất lớn cho Nhà nước. Chính phủ yêu cầu kiểm toán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp có 100% vốn cổ phần của các tập đoàn kinh tế lớn để đảm bảo an toàn vốn chặt chẽ. Nhà nước sẽ xem xét kết quả đánh giá doanh nghiệp và giải quyết các vấn đề tài chính trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa.

Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, trừ DNNN có ngành nghề kinh doanh chính là các loại hình bất động sản; không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán.

Khi đầu tư, mua sắm tài sản cố định bên ngoài đưa về sử dụng, kể cả phương tiện vận tải phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, DNNN phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trường hợp DNNN là chủ đầu tư đang triển khai, thực hiện dự án đầu tư, xây dựng chưa hình thành tài sản đưa vào khai thác, sử dụng, nếu không tiếp tục đầu tư dự án, doanh nghiệp được chuyển nhượng dự án cho nhà đầu tư khác.

Tuy nhiên, DNNN được quyền cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản của doanh nghiệp đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật, trong đó, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty được phép quyết định từng hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị dưới 50% vốn chủ sở hữu ghi trong báo cáo tài chính quý hoặc năm của doanh nghiệp tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản nhưng giá trị còn lại của tài sản cho thuê, thế chấp, cầm cố không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật Đầu tư công.

Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty phân cấp cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế tài chính của doanh nghiệp.

Với trường hợp các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản trên mức quy định là 50% vốn chủ sở hữu ghi trong báo cáo tài chính quý hoặc năm của doanh nghiệp, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, quyết định trước khi ký các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản.

Đây là quy định mới tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2018 và thay thế Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước; Quyết định số 41/2015/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ về bán cổ phần theo lô và các quy định do các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành trái với quy định tại Nghị định này.

Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Nhà nước năm 2023

Doanh nghiệp nhà nước có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với công phần đất đang thuê từ nhà nước hay không?

Tài sản cấu thành quyền sử dụng đất của doanh nghiệp khi cổ phần hóa cũng là vấn đề cần được quy định rõ ràng, không chỉ vì sự minh bạch trong sử dụng, quản lý tài sản quốc gia mà còn vì hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. cạnh tranh trong mọi mặt của đời sống kinh tế – xã hội hiện nay.

Căn cứ theo Điều 35 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

Tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Tài sản gắn liền với đất không được chứng nhận quyền sở hữu khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. Tài sản gắn liền với đất mà thửa đất có tài sản đó không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định này;
  2. Tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước, trừ trường hợp tài sản đã được xác định là phần vốn của Nhà nước đóng góp vào doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
  3. Tài sản gắn liền với đất không thuộc trường hợp được chứng nhận quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này
    Đồng thời tại Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 định nghĩa về tài sản công như sau:

Giải thích từ ngữ

  1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

    Ngoài ra tại Điều 97 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 quy định về tái sản công tại doanh nghiệp như sau:

Tài sản công tại doanh nghiệp

  1. Tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và đã được tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
  2. Tài sản công do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
    Như vậy trường hợp bạn nêu tài sản được xây dựng từ kinh phí của đơn vị (có thể hiểu là kinh phí của doanh nghiệp) trên phần đất đang thuê từ nhà nước nên công trình này không xác định là tài sản công (tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước).

Theo đó doanh nghiệp có thể làm thủ tục đăng ký tài sản gắn liền với đất để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là thông tin về bài viết “Quyền sử dụng đất của doanh nghiệp Nhà nước năm 2023” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc về các vấn đề tư vấn pháp lý về an phí tranh chấp đất đai hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Xử lý quyền sử dụng đất của doanh nghiệp nhà nước khi mua bán chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp như thế nào?

Việc sử dụng đất đối với trường hợp mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định sau đây:
Trường hợp mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất nhưng không thay đổi về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì không phải làm thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp, trong đó có giá trị quyền sử dụng đất mà thay đổi về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần trong doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thời hạn sử dụng đất theo thời hạn của dự án đầu tư nhưng không vượt quá thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 126 của Luật đất đai.
Trường hợp mua, bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần của Nhà nước tại doanh nghiệp thì việc xác định giá trị quyền sử dụng đất vào vốn hoặc cổ phần của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Một số vấn đề còn tồn tại khi xử lý quyền sử dụng đất của doanh nghiệp nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp 

Xử lý tồn tại đối với các trường hợp doanh nghiệp cổ phần hóa đang sử dụng đất trước ngày Nghị định này có hiệu lực nhưng chưa hoàn thành thủ tục pháp lý về quyền sử dụng đất theo quy định:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm tra, rà soát việc quản lý sử dụng đất đai theo phương án cổ phần hóa đã được phê duyệt để hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho doanh nghiệp cổ phần theo quy định.
Trường hợp phát hiện có vi phạm trong quản lý sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra để xử lý dứt điểm trước khi thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp cổ phần.
Doanh nghiệp cổ phần có trách nhiệm thực hiện các thủ tục để được giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật. Việc xử lý nghĩa vụ tài chính về đất đai (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật đất đai về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và pháp luật về cổ phần hóa.
Các thủ tục đất đai quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải được hoàn thành sau 180 ngày kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

5/5 - (1 vote)