Đất đưa vào hợp tác xã có lấy lại được không 2023?

26/09/2023 | 09:39 8 lượt xem Trà Lý

Đối với nhiều dự án hợp tác xã, đất đai là một trong những yếu tố quan trong trong việc thành lập và phát triển dự án. Chính vì vậy, Nhà nước đã có rất nhiều chính sách ưu đãi về đất đai đối với hợp tác xã. Tuy nhiên, có nhiều người sau khi đưa đất vào hợp tác xã lại có mong muốn lấy lại. Vậy, đất đưa vào hợp tác xã có lấy lại được không? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã có thể thấy nhiều tại các địa phương đang phát triển nông thôn mới. Hợp tác xã đã giúp nhiều địa phương phát triển nông nghiệp, côgn nghiệp. Nếu có dự định thành lập hợp tác xã, trước hết cần nắm được quy định về hợp tác xã. Để hiểu rõ hơn về hợp tác xã, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Đất đưa vào hợp tác xã có lấy lại được không 2023?

Chính sách đất đai của Nhà nước đối với hợp tác xã

Để khuyến khích phát triển và mở rộng hợp tác xã tại các địa phương thì Nhà nước đã có những chính sách đất đai đối với hợp tác xã. Những hợp tác xã sẽ nhận được các chính sách đất dai này khi sử dụng đất đai. Vậy, chính sách đất đai của Nhà nước đối với hợp tác xã được quy định như thế nào? Hãy theo dõi nội dung sau đây để biết được các chính sách đất đai của Nhà nước đối với hợp tác xã nhé.

Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Hợp tác xã 2023 có hiệu lực từ 01/07/2024 như sau:

Điều 21. Chính sách đất đai

1. Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chính quyền địa phương ưu tiên bố trí quỹ đất cho tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê; ưu đãi hợp lý về giá và thời gian cho thuê đất đối với tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chưa được hỗ trợ thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

2. Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thuê đất, đất có mặt nước của Nhà nước để sản xuất, kinh doanh thì được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước; trường hợp thuê, thuê lại đất, đất có mặt nước của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sản xuất, kinh doanh thì được Nhà nước hỗ trợ tiền thuê đất, thuê đất có mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Nhà nước tạo điều kiện để tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sử dụng đất ổn định trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai.

Như vậy, chính sách đất đai của Nhà nước đối với hợp tác xã được thực hiện theo nội dung nêu trên.

Đất đưa vào hợp tác xã có lấy lại được không?

Hiện nay có một số dự án hợp tác xã vô cùng phát triển và ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, một số cá nhân, tổ chức đã góp đất và hợp tác xã lại có mong muốn lấy lại phần đất đã góp. Tuy nhiên, việc lấy lại đất đưa vào hợp tác xã có được pháp luật cho phép hay không? Để giải đáp vấn đề đất đưa vào hợp tác xã có lấy lại được không, hãy theo dõi nội dung sau nhé.

Căn cứ vào khoản 5 Điều 26 Luật đất đai năm 2013 quy định trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất khi đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng.

Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 1 Nghị quyết 23/2003/QH11 có quy định rõ:

Đối với chủ trường, chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01 tháng 7 năm 1991, Nhà nước sẽ không xem xét lại.

Đối với đất đai mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa liên quan đến nhà đất, Nhà nước sẽ không thừa nhận việc đòi lại đất.

Như vậy, khi đã góp đất vào hợp tác xã thì sẽ không được đòi lại.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đất đưa vào hợp tác xã có lấy lại được không 2023?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như án phí tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Hợp tác xã có quyền cho thuê lại quyền sử dụng được nhà nước cho thuê hay không?

Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 174 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê như sau:
“2. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có các quyền sau đây:
b) Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;”
Như vậy, trường hợp Hợp tác xã được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê thì có quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất đó.

Tiêu chí để hợp tác xã được thụ hưởng chính sách đất đai là gì?

Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Hợp tác xã 2023 như sau:
Điều 18. Tiêu chí thụ hưởng chính sách
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được xem xét thụ hưởng chính sách khi đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Không trong thời gian thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính do vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này; không trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
b) Phát triển thành viên hoặc tăng tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ hoặc phát triển quỹ chung không chia, tài sản chung không chia hoặc thực hiện giáo dục, đào tạo, tập huấn, phổ biến, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động hoặc mới thành lập tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
c) Có báo cáo kiểm toán trong trường hợp nội dung chính sách có yêu cầu.
Như vậy, để được xem xét thụ hưởng chính sách đất đai của Nhà nước, hợp tác xã phải đáp ứng các tiêu chí nêu trên.

5/5 - (1 vote)