Chào luật sư, gần nhà tôi có nhà thờ chúa đạo thiên chúa giáo. Tôi thấy vào cuối tuần mọi người hay lại nhà thờ làm lễ. Tuy nhiên gần đây gần xóm tôi có tin đồn rằng có kế hoạch thu hồi đất. Trong đó có một phần nhỏ của nhà thờ cũng có thể bị thu hồi. Tôi cảm thấy thắc mắc rằng không biết những loại đất của chùa, miếu hay đình thì có thu hồi được không? Hiện nay luật đất đai liên quan đến tôn giáo có thu hồi được không? Mong được luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin tư vấn Luật đất đai liên quan đến tôn giáo đến bạn như sau:
Đất cơ sở tôn giáo là gì?
Hiện nay đất cơ sở tôn giáo hiện nay dùng cho các mục đích thờ cúng hay thực hiện tín ngưỡng của người dân. Vậy đất cơ sở tôn giáo hiện nay có đặc điểm gì và được phân chia như thế nào? Theo kế hoạch sử dụng đất hiện nay thì đất cơ sở tôn giáo chiếm bao nhiêu phần trăm? Khái niệm đất cơ sở tôn giáo được hiểu là:
Theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT thì đất cơ sở tôn giáo là đất có các công trình tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo; đất trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo sử dụng có cả rừng cây, vườn cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, hồ nước gắn liền với các công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo thì:
Chỉ thống kê loại đất cơ sở tôn giáo theo quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đã cấp; diện tích còn lại phải thống kê vào loại đất theo giấy tờ về quyền sử dụng đất đã cấp;
Trường hợp đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng chưa được công nhận quyền sử dụng đất thì diện tích rừng cây, vườn cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, hồ nước có mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản được thống kê vào loại đất theo hiện trạng đang sử dụng (đất trồng cây lâu năm, đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm khác,…).
Cơ sở tôn giáo gồm những cơ sở nào?
Hiện nay khi nhắc đến cơ sở tôn giáo thì có một số nơi mà nhiều người biết đến là chùa và nhà thờ. Tuy nhiên trên thực tế thì số lượng và phân chia cơ sở tôn giáo vẫn còn một số nơi khác. Theo luật hiện nay có quy định về những loại hình của cơ sở tôn giáo. Vậy cơ sở tôn giáo hiện hành gồm có những cơ sở sau đây:
Theo khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai 2013 thì cơ sở tôn giáo là gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
Quy định về đất cơ sở tôn giáo
Đất cơ sở tôn giáo theo Điều 159 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
– Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
Thời hạn sử dụng của đất cơ sở tôn giáo là bao lâu?
Những vấn đề về thời hạn sử dụng đất được nhiều người quan tâm. Đặc biệt là luật đất đai liên quan đến tôn giáo thì còn có nhiều vấn đề cần được biết. Quy định về thời hạn sử dụng đất tôn giáo thế nào? Nhà nước tiến hành giao đất cho cơ sở tôn giáo như thế nào? Ai có quyền quản lý luật đất đai liên quan đến tôn giáo? Có thể hiểu vấn đề này như sau:
Theo Điều 125 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:
– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
– Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 Luật Đất đai 2013;
– Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;
– Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Đất đai 2013; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Đất đai 2013;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 Luật Đất đai 2013;
– Đất tín ngưỡng;
– Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
– Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 Luật Đất đai 2013.
Luật đất đai liên quan đến tôn giáo có thu hồi được không?
Vấn đề thu hồi đất được xem là một trong những nội dung quan trọng của lĩnh vực đất đai. Vậy hiện nay luật đất đai liên quan đến tôn giáo có thu hồi được không? Ai có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất tôn giáo? Đất tôn giáo bị thu hồi thì được bồi thường bằng tiền hay bằng đất? Đất tôn giáo có được chuyển mục đích sử dụng hay không? Những nội dung chính luật đất đai liện quan đến tôn giáo hiện nay gồm có:
Tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về việc phân loại đất như sau:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
…
- Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
…
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở; - Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.
Dẫn chiếu đến Điều 159 Luật Đất đai 2013 quy định về đất cơ sở tôn giáo cụ thể như sau:
Đất cơ sở tôn giáo
- Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.
Có thể thấy, đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
Trong trường hợp đất cơ sở tôn giáo bị Nhà nước thu hồi đất có được bồi thường sẽ căn cứ theo khoản 3 Điều 78 Luật Đất đai 2013 quy định về việc bồi thường đất nông nghiệp cơ sở tôn giáo như sau:
Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo
…
- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 81 Luật Đất đai 2013 quy định về việc bồi thường đất phi nông nghiệp cơ sở tôn giáo như sau:
Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
…
- Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất phi nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, theo các quy định nêu trên, có thể thấy cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất phi nông nghiệp hoặc đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất mà có đủ điều kiện được bồi thường theo quy định thì được bồi thường về đất.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Luật đất đai liên quan đến tôn giáo có thu hồi được không?” đã được Luật sư luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng.Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai chi tiết năm 2023
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận qsd đất bị mất
- Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2023
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện để đất cơ sở tôn giáo được Nhà nước bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng khi đáp ứng các điều kiện:
– Đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê;
– Có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định mà chưa được cấp.
Mức bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại của cơ sở tôn giáo đối với việc Nhà nước thu hồi được xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
Trường hợp cơ sở tôn giáo không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có) thì chi phí được xác định theo Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP gồm:
Chi phí san lấp mặt bằng;
Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối vớiđất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.
Về phương thức bồi thường:
Bồi thường bằng tiền; hoặc
Bồi thường bằng đất, trong trường hợp thu hồi toàn bộ hoặc một phần diện tích mà diện tích đất còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng, nếu cơ sở tôn giáo còn có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích chung của cơ sở tôn giáo thì được Nhà nước giao đất mới tại nơi khác và việc giao đất mới tại nơi khác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.