Có được chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo hay không?

07/08/2023 | 03:06 6 lượt xem Anh Vân

Đất tôn là một loại đất đặc biệt. Vì tính chất và mục đích sử dụng của loại đất này hoàn toàn khác với các loại đất khác. Nếu như mục đích của các loại đất khác là phục vụ cho nhu cầu ở và phát triển nông nghiệp của người dân thì mục đích của đất tôn giáo là phục vụ cho mục đích tôn giáo (có thành phần tâm linh, tín ngưỡng). Đất tôn giáo là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, là đất được sử dụng ổn định lâu dài. Vậy Có được chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Luật đất đai nhé

Quản lý đất đai cơ sở tôn giáo

Theo khoản 1 Điều 159 Luât Đất đai 2013, đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

Tại điểm g khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất cơ sở tôn giáo là một loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Và theo khoản 7 Điều 125 của Luật này, đất cơ sở tôn giáo thuộc loại đất sử dụng ổn định lâu dài.

Thẩm quyền giao, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử đất và thu hồi đất đối với cơ sở tôn giáo là thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều và Điều 66 Luật Đất đai 2013.

Có được chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo hay không?

Chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo là hoạt động pháp lý thường xuyên, liên tục liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tôn giáo. Trên thực tế, chỉ có cơ sở tôn giáo bị hạn chế sử dụng đất mới không được chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; Vốn bằng quyền sử dụng đất không được cầm cố, tặng cho. Đối tượng được chuyển mục đích sử dụng đất không hạn chế.

Theo khoản 2 Điều 159 Luât Đất đai 2013, ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Như vậy, cơ sở tôn giáo chỉ bị hạn chế sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất không bị hạn chế.

Có được chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo hay không

Hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo

Hiện nay, nhu cầu chuyển mục đích đất tôn giáo ngày càng lớn. Do đó, quy định về đất tôn giáo là quy định chung mà tất cả mọi người buộc phải tuân thủ. Người dân được nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tôn giáo khi đáp ứng một số điều kiện theo quy định của pháp luật. Và muốn chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo cần chuẩn bị giấy tờ như sau:

Theo quy định Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

  • Các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này;
  • Biên bản xác minh thực địa;
  • Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, dự án không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế – kỹ thuật của tổ chức sử dụng đất đối với trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình; văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án đối với dự án phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, phải cấp giấy chứng nhận đầu tư;
  • Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
  • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải bổ sung văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 của Luật Đất đai;
  • Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
  • Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.

 Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo:

Khi tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo, cơ sở tôn giáo phải tuân thủ đầy đủ theo các quy trình cụ thể sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Cơ sở tôn giáo muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, cơ sở tôn giáo sẽ nộp hồ sơ lên Sở tài nguyên và môi trường (Hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận, huyện nơi có miếng đất).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.

Sở tài nguyên và môi trường (hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện nơi có miếng đất) sẽ tiếp nhận hồ sơ của cơ sở tôn giáo gửi lên.

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ gửi trả hồ sơ về để cơ sở tôn giáo chỉnh sửa hoặc bổ sung. Việc trả hồ sơ phải được thể hiện rõ bằng văn bản (trong đó nêu rõ lý do trả hồ sơ về).

+ Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thụ lý, giải quyết yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

– Bước 3: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính.

Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ hướng dẫn chủ thể có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính có liên quan.

Các nghĩa vụ tài chính (khoản thuế phí) là nghĩa vụ mà chủ thể có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải đảm bảo thực hiện. Chỉ khi đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tài chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền mới hoàn tất việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo cho đối tượng có nhu cầu.

– Bước 4: Trả kết quả.

Sau khi cơ sở tôn giáo hoàn tất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả về.

Trong khoảng thời gian không quá 15 ngày (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất), cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ trả kết quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất tôn giáo cho cơ sở tôn giáo.

Vấn đề có liên quan về “Có được chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo hay không?” đã được Luật đất đai cung cấp thông tin qua bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu thêm một số thông tin pháp lý về đất đai qua bài viết của chúng tôi nhé.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo bao lâu?

Thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo không quá 30 ngày, Đối với các vùng các vùng bình thường, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, vùng miền núi, biên giới hải đảo đi lại khó khăn thì sẽ không quá 40 ngày kể từ ngày mà cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ.

Hạn mức đất tôn giáo bao nhiêu?

Theo Luật Đất đai hiện hành không quy định cụ thể về hạn mức giao đất tôn giáo, thay vào đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo. Điều này cũng có nghĩa, hạn mức đất giao cho cơ sở tôn giáo sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, bởi vậy mỗi địa phương sẽ quy định về hạn mức giao đất tôn giáo khác nhau.

5/5 - (1 vote)