Cách phân loại tranh chấp đất đai như thế nào?

15/09/2023 | 09:39 12 lượt xem Bảo Nhi

Hiện nay pháp luật đã đặt ra khái niệm về tranh chấp đất đai những việc này vẫn chưa cụ thể cũng như để thực hiện quyền sử dung đất người dân áp dụng chưa thực sự hiệu quả. Ai cũng có mong muốn giải quyết được vấn đề tranh chấp này một cách triệt, nhưng lại không nắm rõ quy định về dạnh tranh chấp đất đai đó như thế nào. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Phân loại tranh chấp đất đai” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai

Vấn đề tranh chấp đất đai hiện nay đã không còn quá xa lạ đối với mọi người. Nước ta đang trên đà phát triển thì song song với nó là quan hệ đất đai cũng ngày trở nên phức tạp, khi đó những tranh chấp sẽ xảy ra cũng đa dạng và gay gắt. Chính vì vậy nếu muốn giải quyết tranh chấp đất đai được một cách triệt để thì phải tìm ra được nguyên tắc thì mới giải quyết được.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai, cơ quan có thẩm quyền cần đảm bảo theo những nguyên tắc cơ bản như sau:

  • Luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
  • Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải trong nội bộ nhân dân.
  • Việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.

Phân loại tranh chấp đất đai

Cách phân loại tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013

Trên thực tế tại nước ta đã có nhiều trường hợp tranh chấp đất đai đang xảy ra hằng ngày nên việc phân loại tranh chấp đất đai là điều cần thiết để có thể giải quyết vụ việc. Hiện nay đã có những vụ án mang tính chất của quan hệ pháp luật tranh chấp dựa theo dấu hiệu của pháp luật đã quy định. Để có thể xác định được đất đai bị tranh chấp thuộc dạng nào, ngoài việc phải dựa vào quy định của luật cần căn cứ theo các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam để xác định quan hệ pháp luật.

Thứ nhất: Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Tranh chấp về quyền sử dụng đất là những tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi hoặc do hai bên không xác định được với nhau;

Dạng tranh chấp này thường phải kể đến một số loại tranh chấp như: Tranh chấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong quan hệ thừa kế; quan hệ li hôn giữa vợ và chồng;Đòi lại đất, tài sản gắn liền với đất của người thân trong những giai đoạn trước đây mà qua các cuộc điều chỉnh ruộng đất đã được chia cấp cho người khác; Tranh chấp giữa đồng bào dân tộc địa phương với đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới; giữa đồng bào địa phương với các nông trường, lâm trường và các tổ chức sử dụng đất khác; tranh chấp về quyền sử dụng đất có liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính,,,

Thứ hai: Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Dạng tranh chấp này thường xảy ra khi các chủ thể có những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất/

Thông thường có các loại tranh chấp sau: tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng về chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị quyền SDĐ; Tranh chấp về việc bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng bào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

Thứ ba: Tranh chấp về mục đích sử dụng đất

Tranh chấp về mục đích sử dụng đất là dạng tranh chấp ít gặp hơn, những tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất.

Thông thường những tranh chấp này có cơ sở để giải quyết vì trong quá trình phân bổ đất đai cho các chủ thể sử dụng, Nhà nước đã xác định mục đích sử dụng đất thông qua quy hoạch sử dụng đất. Tranh chấp chủ yếu do người sử dụng đất sử dụng sai mục đích so với khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. Đặc biệt là tranh chấp trong nhóm đất nông nghiệp, giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cà phê với trồng cây cao su; giữa đất hương hỏa với đất thổ cư…trong quá trình phân bổ và quy hoạch sử dụng đất.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Cơ qan Nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ phải giải quyết những mâu thuẫn bất đồng khi có những vụ tranh chấp đất đai nổ ra để có thể tìm ra phương pháp giải quyết đúng đắn dựa trên cơ sở quy định pháp luật để có thể xác định rõ được mối quan hệ quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong tranh chấp.

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:

“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Phân loại tranh chấp đất đai” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc và cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng về các vấn đề liên quan đến đất đai như luật giải quyết tranh chấp đất đai, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Ý nghĩa phân loại tranh chấp đất đai

Việc phân loại các dạng tranh chấp đất đai hiện nay có ý nghĩa quan trọng ở một số điểm như:
– Giúp chủ thể trong quan hệ đất đai dễ dàng phân biệt tranh chấp đất đai với các tranh chấp dân sự khác.
– Khi xảy ra tranh chấp người dân biết dạng tranh chấp đó áp dụng thủ tục gì, thẩm quyền giải quyết thuộc về cơ quan nào để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
– Giúp cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đúng luật, thuận lợi.

Đặc trưng của tranh chấp đất đai?

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. 
Thứ hai, do đất đai là vấn đề nhạy cảm, phức tạp và có tầm quan trọng trên nhiều phương diện, hơn nữa, việc quản lý và sử dụng đất có nhiều biến động qua các thời kỳ lịch sử nên tranh chấp đất đai xảy ra rất phức tạp, có đông người tham gia. 
Thứ ba, do tính đặc thù của chế độ sở hữu toàn dân về đất đai nên Nhà nước không thừa nhận và không xem xét giải quyết các tranh chấp về đòi lại đất đã chia cấp cho người khác khi thực hiện chính sách đất đai qua các thời kỳ.
Thứ tư, việc giải quyết tranh chấp đất đai không chỉ dựa vào quan điểm đường lối của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước mà còn căn cứ vào tâm lý, thị hiếu, phong tục tập quán,… trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai của người dân ở các vùng, miền khác nhau trong cả nước,…

5/5 - (1 vote)