Sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào năm 2023?

29/08/2023 | 09:27 26 lượt xem Trà Lý

Để quản lý đất đai thì thì pháp luật đã quy định mỗi mảnh đất sẽ có mục đích sử dụng riêng, người dân cần sử dụng đất đúng với mục đích đất ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do đó, nếu sử dụng đất sai mục đích sẽ bị xử phạt theo quy định. Mức xử phạt sẽ phụ thuộc vào từng hành vi vi phạm và loại đất. Vậy, Sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào năm 2023? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP

Có cần phải sử dụng đất đúng mục đích không?

Theo quy định thì đất đai sẽ được phân loại và chúng sẽ có múc đích sử dụng riêng của mình. Do đó, để thủ thủ nguyên tắc sử dụng đất thì người dân cần thực hiện đúng quy định về sử dụng đất. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, người dân có mong muốn sử dụng đất với nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy mà hiện nay có khác nhiều thửa đất đã bị người dân sử dụng với mục đích đất được quy định. Vậy, có cần phải sử dụng đất đúng mục đích không? Hãy theo dõi nội dung sau để hiểu rõ hơn nhé.

Căn cứ vào Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về những hành vi bị nghiêm cấm như sau:

Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm

1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, hành vi sử dụng đất sai mục đích là một trong những hành vi bị pháp luật đất đai nghiêm cấm. Như vậy, việc sử dụng đất đúng mục đích sử dụng đã được quy định là điều bắt buộc đối với người sử dụng đất.

Sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào năm 2023?

Sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào?

Chào luật sư, tôi 50 tuổi và đang sinh sống tại Ninh Bình. Tôi có một mảnh đất trồng cây hàng năm, tuy nhiên do tuổi cao sức yếu cũng như có mong muốn sử dụng với mục đích khác như đào ao nuôi cá. Tuy nhiên, có vài cán bộ xã đã nhắc nhở tôi rằng sử dụng đất sai mục đích sử dụng sẽ bị xử phạt. Vì vậy tôi muốn hỏi luật sư là sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào? Mong luật sư giải đáp.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, để giải đáp thắc mắc về sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào, hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ vào các Điều 9, 10, 11, 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về hình thức và mức xử phạt đối với hành vi sử dụng đất không đúng mục đích bao gồm:

– Tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

– Tự ý chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp.

– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp mà không xin phép.

– Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp.

– Tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm.

– Tự ý đất trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp,…

Dưới đây là hình thức và mức xử phạt đối với hành vi tự ý chuyển đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất vào mục đích khác:

TTDiện tíchMức phạt tiền
Khu vực nông thônKhu vực đô thị
1Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm
Dưới 0,5 héc ta (dưới 5000m2)Từ 02 – 05 triệu đồng
Từ 0,5 đến dưới 01 héc taTừ 05 – 10 triệu đồng
Từ 01 đến dưới 03 héc taTừ 10 – 20 triệu đồng
Từ 03 héc ta trở lênTừ 20 – 50 triệu đồng
2Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn
Dưới 0,02 héc ta (dưới 200m2)Từ 03 – 05 triệu đồngPhạt bằng 02 lần mức phạt đối với từng hành vi tương ứng tại khu vực nông thôn
Từ 0,02 đến dưới 0,05 héc taTừ 05 – 08 triệu đồng
Từ 0,05 đến dưới 0,1 héc taTừ 08 – 15 triệu đồng
Từ 0,1 đến dưới 0,5 héc taTừ 15 – 30 triệu đồng
Từ 0,5 đến dưới 01 héc taTừ 30 – 50 triệu đồng
Từ 01 đến dưới 03 héc taTừ 50 – 100 triệu đồng
Từ 03 héc ta trở lênTừ 100 – 200 triệu đồng
3Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Như vậy, đối với mỗi hành vi vi phạm cụ thể sẽ có mức xử phạt v phạm hành chính khác nhau. Để tránh bị xử phạt thì người sử dụng đất cần tuân thủ quy định về mục đích sử dung đất. Bên cạnh đó, có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng đất của mình.

Sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi đất không?

Để quản lý người dân sử dụng đất thì Nhà nước đã đặt ra những nguyên tắc để người sử dụng đất tuân thủ thực hiện. Nếu người sử dụng đất có những hành vi làm trái với nguyên tắc sử dụng đất sẽ bị xử phạt theo quy định. Điều mà hầu hết người sử dụng đất lo lắng khi vi phạm đó là có bị thu hồi đất hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc sử dụng đất như sau:

“Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, sử dụng đất đúng mục đích là điều bắt buộc đối với người sử dụng đất; nếu có hành vi sử dụng đất sai mục đích sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính cùng với đó là có thể sẽ bị thu hồi đất.

Thông tin liên hệ

Trên đây là vấn đề liên quan tới “Sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào năm 2023?” mà Luật đất đai đã cung cấp thông tin đến cho bạn đọc. Luật đất đai là trang thông tin chuyên tư vấn, cung cấp dịch vụ các vấn đề tư vấn pháp lý về đất đai như làm sổ đỏ mất bao nhiêu tiền,… và nhiều dịch vụ khác. Rất hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ có ích cho bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp

Thủ tục thu hồi đất sử dụng sai mục đích thế nào?

Căn cứ Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng sai mục đích được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất
Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần thiết)
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.
Bước 3: Thông báo thu hồi đất
Khi hộ gia đình, cá nhân vi phạm thì UBND cấp huyện có trách nhiệm:
– Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
– Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tiến hành thu hồi đất
Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có).

Trường hợp nào được coi là sử dụng đất không đúng mục đích?

Căn cứ vào Điều 9 đến Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định từng trường hợp được coi là sử dụng đất không đúng mục đích kèm theo mức xử phạt, bao gồm:
– Sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
– Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
– Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
– Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm đ, e và g khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai
– Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định

5/5 - (1 vote)