Điều kiện để khởi kiện tranh chấp đất đai

08/09/2023 | 09:28 60 lượt xem Anh Vân

Tranh chấp đất đai là tranh chấp mang tính chất kéo dài và chiếm tỷ trọng lớn trong số các vụ tranh chấp mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết hàng năm. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan chặt chẽ với quy định của các pháp luật có liên quan và các quy định của pháp luật được thi hành trên thực tế về giải quyết tranh chấp đất đai, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và công bằng xã hội. Vậy điều kiện để khởi kiện tranh chấp đất đai là gì? Cùng Luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Thế nào là tranh chấp đất đai?

Tranh chấp đất đai là việc xác định ai có quyền sử dụng đất, trong đó có tranh chấp về ranh giới thửa đất. Việc xác định tranh chấp đất đai là tranh chấp thuộc loại tranh chấp nào là quan trọng, bởi thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khá là phức tạp.

Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Đất đai 2013 và khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, tranh chấp đất đai là tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất như tranh chấp về ranh giới do hành vi lấn, chiếm,… Những tranh chấp về chuyển nhượng, tặng cho, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không phải là tranh chấp đất đai.

Điều kiện để khởi kiện tranh chấp đất đai

Để có thể thực hiện được thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai thì các bên tranh chấp cần nắm được quy định về điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào để nắm được mình có quyền khởi kiện hay không hay về thẩm quyền để nộp đơn khởi kiện là cơ quan nào. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày một số điều kiện để khởi kiện tranh chấp đất đai

Về chủ thể khởi kiện

Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền của Tòa án

Thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự chia thành 3 loại:

  • Thẩm quyền theo loại vụ việc: Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 26, 28, 30, 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.

  • Thẩm quyền theo cấp: Thẩm quyền theo cấp của Tòa án được quy định cụ thể tại các Điều 35, 36, 37, 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và chia theo 4 cấp:
  • Tòa án nhân dân cấp huyện;
  • Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện;
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
  • Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  • Thẩm quyền theo lãnh thổ: Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định cụ thể tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Đã hòa giải tại UBND cấp xã

Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.”.

Tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) nơi có đất nếu muốn khởi kiện. Nói cách khác, tranh chấp đất đai không được khởi kiện luôn tại Tòa án mà phải hòa giải tại UBND cấp xã, nếu không sẽ bị trả lại đơn khởi kiện.

Điều kiện để khởi kiện tranh chấp đất đai

Hồ sơ, Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai

Giải quyết tranh chấp đất đai là một nội dung quan trọng trong quản lý đất đai quốc gia. Để làm tốt công việc giải quyết tranh chấp đất đai, các nhà quản lý cần nắm vững trình tự, thủ tục, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật. Về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai, Luật Đất đai 2013 quy định giải quyết tranh chấp đất đai như sau:

Bước 1: Hòa giải tại UBND cấp xã

  • Trước khi nộp đơn khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thì người khởi kiện phải gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.
  • Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
  • Việc hòa giải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp (biên bản này là một trong những điều kiện cần phải có trong hồ sơ khởi kiện ra cơ quan Tòa án hoặc UBND có thẩm quyền)
  • Nếu hòa giải thành thì sự việc dừng lại tại đây mà không cần khởi kiện

Bước 2: Nếu hòa giải không thành thì có thể khởi kiện

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc giấy tờ tương đương thì Người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân Huyện nơi có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án.
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ tương đương thì lựa chọn hai hình thức sau:

​(i) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.

(ii) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm để yêu cầu giải quyết sơ thẩm.

Hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai

Tùy thuộc vào nội dung của từng vụ án tranh chấp mà hồ sơ khởi kiện đòi hỏi những loại giấy tờ nhất định nhưng thường là những loại giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện.
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân của người khởi kiện
  • Biên bản hòa giải tại UBND xã .
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà;
  • Các giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, chủ quyền nhà ( trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất);
  • Các giấy tờ liên quan tới giao dịch đất đai, nhà ở có thanh chấp: Giấy tờ cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, mua bán… hoặc các giấy tờ tài liệu thể hiện có quan hệ này;
  • Sau khi có bản án sơ thẩm, trong thời hạn 15 ngày (thời hạn kháng cáo), kể từ ngày tuyên án, nếu không đồng ý với bất kì nội dung nào của bản án sơ thẩm, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền nộp đơn kháng cáo đến TAND giải quyết sơ thẩm để yêu cầu TAND tỉnh nơi có tòa sơ thẩm giải quyết phúc thẩm vụ án.

Án phí khi khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

– Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

– Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Theo danh mục án phí ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, án phí dân sự sơ thẩm trong khởi kiện vụ án như sau:

TTÁn phí dân sự sơ thẩmMức án phí
1Tranh chấp về dân sự không có giá ngạch300.000 đồng
2Đối với tranh chấp về dân sự có giá ngạch 
2.1Từ 06 triệu đồng trở xuống300.000 đồng
2.2Từ trên 06 đến 400 triệu đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
2.3Từ trên 400 đến 800 triệu đồng20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
2.4Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng
2.5Từ trên 02 đến 04 tỷ đồng72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng
2.6Từ trên 04 tỷ đồng112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Điều kiện để khởi kiện tranh chấp đất đai” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng về các vấn đề liên quan đến đất đai như Luật sư tư vấn thừa kế, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp đất đai bao lâu?

Căn cứ Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thời hạn xét xử giai đoạn sơ thẩm được quy định như sau:
Thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 06 tháng, cụ thể:
Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.
Thời hạn đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm (tối đa không quá 02 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử).
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa;
Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
Như vậy, thời hạn kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm tối đa là 08 tháng, chưa kể thời gian các đương sự hoãn hoặc vụ án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ. Tuy nhiên, đây chỉ là thời hạn xét xử sơ thẩm theo quy định của pháp luật, trên thực tế vụ án có thể kéo dài nhiều năm.

Tranh chấp thừa kế đất đai có bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã hay không?

Tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định:
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, tranh chấp thừa kế đất đai hay còn gọi là tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất vì không phải là tranh chấp đất đai.
Do đó, khi xảy ra tranh chấp thừa kế đất đai các bên tranh chấp có quyền gửi đơn khởi kiện luôn đến Tòa án nhân dân theo quy định.

5/5 - (1 vote)