Chính sách chi phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa 2023

30/08/2023 | 07:22 54 lượt xem Bảo Nhi

Vấn đề chi phí bảo về phát triển đất trồng lúa sẽ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu tiền đây là căn cứ để người sử dụng đất có thể thực hiện việc nộp chi phí bảo vệ phát triển mảnh đất khi người dân được phép chuyển từ đất trồng lúa thành đất phi nông nghiệp. Bên cạnh đó, mức chi phí này sẽ có sự khác nhau tại mỗi địa phương. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chi phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Khái niệm đất trồng lúa

Có lẽ mọi người đã không còn quá xa lạ với cụm từ đất trồng lúa hết sức quen thuộc trong ngành nông nghiệp nước ta qua nhiều thời kỳ bởi lẽ việc phát triển nông nghiệp qua việc trồng lúa từ lâu đã nằm trong vùng xuất khẩu cũng như đã được trồng phổ biến rất nhiều với những giống lúa khác nhau.

Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Trong đó:

– Đất trồng lúa: Là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương).

Cơ quan có thẩm quyền thu chi phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

Chi phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được xem như khoản tiền mà người sử dụng đất họ phải nộp khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa thành loại đất phi nông nghiệp. Mức phí này sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu thu.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 35/2015/NĐ-CP, việc thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa được thực hiện như sau:

“Điều 5. Chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp

1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai và phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

2. Tùy theo điều kiện cụ thể tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức nộp cụ thể nhưng không thấp hơn 50% số tiền được xác định theo diện tích đất chuyên trồng lúa nước phải chuyển sang đất phi nông nghiệp nhân với giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.”

Theo đó:

  • Người sử dụng đất đang sử dụng đất trồng lúa được Nhà nước giao, cho thuê và có nhu cầu xin chuyển mục đích sử dụng đất là những trường hợp phải đóng nộp khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa;
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa là cơ quan có thẩm quyền quyết định mức tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa mà người sử dụng đất phải nộp khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Giá đất trồng lúa được sử dụng để tính tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa là giá đất được tính theo bảng giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa ban hành;

Như vậy, khi người sử dụng đất được phép chuyển mục đích đất trồng lúa thành đất phi nông nghiệp thì phải nộp khoản tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa. Mức tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trồng lúa quyết định cụ thể.

Chi phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

Chính sách chi phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa 2023

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao cho đất, cho thuê đất để có thể sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước cũng sẽ phải nộp một khoản tiền để có thể bảo vệ phát triển đất trồng lúa.

Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa = Tỷ lệ phần trăm (x) Diện tích (x) Giá của loại đất trồng lúa.

Trong đó:

– Tỷ lệ phần trăm (%) xác định số thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn của địa phương, nhưng không thấp hơn 50%.

– Diện tích là phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp ghi cụ thể trong quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp của cơ quan có thẩm quyền.

– Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

Hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển đất trồng lúa

Để có thể hỗ trợ người dân trong công tác trồng lúa Chính phủ đã đưa ra những chính sách để có thể hỗ trợ người dân giúp tăng thu hoạch. Những chính sách này nhằm giúp hỗ trợ địa phương trồng lúa để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên cả nước.

Hàng năm ngân sách nhà nước hỗ trợ người sản xuất lúa từ nguồn kinh phí chi thường xuyên với mức hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.

Người sản xuất lúa sử dụng kinh phí được hỗ trợ để phát triển sản xuất lúa có hiệu quả (ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất mới; đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;…) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trường hợp người sản xuất lúa bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh thì được ngân sách nhà nước hỗ trợ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể, đối với diện tích gieo cấy trong phạm vi 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.500.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 1.750.000 đồng/ha. Đối với diện tích gieo cấy trên 45 ngày bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 5.000.000 đồng/ha; bị thiệt hại từ 30-70%, hỗ trợ 3.500.000 đồng/ha.

Về mức hỗ trợ khai hoang, cải tạo đất trồng lúa, Thông tư nêu rõ hỗ trợ 70% chi phí khai hoang, cải tạo đất chưa sử dụng thành đất trồng lúa hoặc cải tạo đất lúa khác thành đất chuyên trồng lúa nước; Hỗ trợ 100% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất trồng lúa mới khai hoang; Hỗ trợ 70% giống lúa trong năm đầu để sản xuất trên diện tích đất lúa khác được cải tạo thành đất chuyên trồng lúa nước.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Chi phí bảo vệ và phát triển đất trồng lúa” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc và cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng về các vấn đề liên quan đến đất đai như luật tranh chấp đất đai, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng lúa có phải là đất trồng cây hàng năm không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất trồng cây hàng năm thuộc nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Trong đó:
– Đất trồng lúa: Là loại đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa, bao gồm đất chuyên trồng lúa nước (đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương).
– Đất trồng cây hàng năm khác: Là loại đất có mục đích sử dụng để trồng cây hàng năm khác không phải là lúa nước, gồm các cây được gieo trồng, cho thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất trong thời gian không quá 01 năm, kể cả cây hàng năm lưu gốc để thu hoạch không quá 05 năm.
(Căn cứ khoản 8 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP).
Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên, có thể thấy đất trồng lúa chính là đất trồng cây hàng năm tuy nhiên chỉ được sử dụng vào mục đích trồng lúa mà không được trồng các cây hàng năm khác.

Trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa khi chưa chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xử lý thế nào?

Theo khoản 1 Điều 13 Nghị định 91/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP, trường hợp chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi chưa có ý kiến đồng ý cho chuyển đổi của Ủy ban nhân dân cấp xã có thể bị xử phạt theo mức sau:
– Phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng dưới 0,5 héc ta;
– Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 0,5 héc ta – dưới 01 héc ta;
– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu diện tích đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ 01 héc ta trở lên.
Đồng thời, bị buộc đăng ký việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với Ủy ban nhân dân cấp xã.

5/5 - (1 vote)