Mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2023

25/08/2023 | 09:46 37 lượt xem Bảo Nhi

Khi xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất, để có thể đảm bảo được tài sản tranh chấp không bị chuyển nhượng cho người khác hay cũng có thể bị đem đi thế chấp cho cá nhân, tổ chức nào đó để tránh trường hợp một bên tẩu tán tàì sản sử dụng đất thì bên có liên quan đến tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đưa ra những biện pháp giúp có thể ngăn chặn chuyện nhượng quyền sử dụng đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Trường hợp nào phải làm đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai

Hiện nay, mặc dù pháp luật cra nước ta không có quy định rõ ràng về những trường hợp phải làm đơn ngăn chặn giao dịch có liên quan đến đất đai nhưng trên thực tế có thể thấy rằng việc ngăn chặn này đang diễn ra khá phổ biến.

Thông thường, việc ngăn chặn giao dịch về đất đai được thực hiện trong trường hợp như:

  • Các bên có tranh chấp đất đai như tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp xác định chủ sử dụng đất…
  • Các bên có tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai, tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng…
  • Các bên có tranh chấp về hợp đồng dân sự như hợp đồng vay tiền, vay tài sản… cần phải tiến hành ngăn chặn để không tẩu tán tài sản.

Và các trường hợp khác nữa khi các bên xét thấy cần thiết.

Mục đích của việc yêu cầu ngăn chặn giao dịch này là để yêu cầu các bên tạm dừng thực hiện các thủ tục về đất đai, giữ nguyên hiện trạng, không được thay đổi chủ sử dụng đất hoặc thực hiện các giao dịch nhằm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người thứ ba.

Nếu không được ngăn chặn kịp thời, có thể xảy ra tình trạng tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ gây thiệt hại cho các bên. Hoặc nếu phát sinh thêm nhiều người liên quan sẽ gây khó khăn, cản trở cho quá trình giải quyết tranh chấp.

Mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Hướng dẫn viết đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2023

Để có thể ngăn chặn được việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đây có thể được xem như đề nghị của chủ sở hữu đất yêu cầu cơ quan nhà nước tạm dừng việc sang tên, đăng ký biến động đất đai với quyền sử dụng đất, tài sản trên đất, nhưng người chủ sở hữu đất này phải làm mẫu đơn để có thể ngăn chặn chuyển nhượng đất. 

Thứ nhất, về phần thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của người yêu cầu, thông tin tài sản cần áp dụng biện pháp ngăn chặn.

Thứ hai, về nội dung vụ việc:

– Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

– Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Thứ ba, về nội dung yêu cầu: Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Bên cạnh đó tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Cách ngăn chặn bị đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Trong suốt quá trình xảy ra tranh chấp quyến sử dụng đất, các bên có liên quan đến bên tranh chấp có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đưa ra những biện pháp nhằm ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo như đúng với quy định của pháp luật điều này giúp đảm bảo tài sản tranh chấp không bị chuyển nhượng cho bên thứ 3 hay cũng có thể bị đem đi thế chấp cho cá nhân, tổ chức khác, đồng thời cũng có thể tránh trường hợp một bên tranh chấp tẩu tán tài sản.

Ngăn chặn bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định cụ thể trong Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 111 và Khoản 7, Khoản 8, Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó việc cấm chuyển dịch các quyền về tài sản đối với tài sản đang xảy ra tranh chấp sẽ được Tòa án áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp có căn cứ cụ thể cho thấy người đang chiếm hữu hoặc chiếm giữ tài sản đang xảy ra tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác.

Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp về đất đai, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự là nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án tranh chấp đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm mục đích tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự là ngăn chặn bị đơn chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc để bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có của tài sản nhằm tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được cho tài sản tranh chấp hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

Như vậy, nếu trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp có căn cứ chứng minh người đang chiếm hữu tài sản tranh chấp hoặc chiếm giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tài sản đang tranh chấp cho người khác thì nguyên đương có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Nếu trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp có căn cứ chứng minh người đang chiếm hữu tài sản tranh chấp hoặc chiếm giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm trên thửa đất hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng thửa đất là tài sản đang tranh chấp đó thì nguyên đơn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Mẫu đơn ngăn chặn chuyển nhượng quyền sử dụng đất” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Luật đất đai cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc về các vấn đề như Đăng ký bản quyền Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Căn cứ pháp lý

Nộp đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai ở đâu?

Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trong quá trình giải quyết các tranh chấp tại tòa án, đương sự có thể yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là không dịch chuyển quyền về tài sản. Khi đó, đơn yêu cầu được nộp tại tòa án nơi thụ lý, giải quyết tranh chấp.

Trường hợp nào phải làm đơn ngăn chặn giao dịch về đất đai?

Thông thường, việc ngăn chặn giao dịch về đất đai được thực hiện trong trường hợp như:
Các bên có tranh chấp đất đai như tranh chấp ranh giới đất, tranh chấp xác định chủ sử dụng đất…
Các bên có tranh chấp liên quan đến đất đai như tranh chấp về thừa kế tài sản là quyền sử dụng đất, tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai, tranh chấp về phân chia tài sản chung của vợ chồng…
Các bên có tranh chấp về hợp đồng dân sự như hợp đồng vay tiền, vay tài sản… cần phải tiến hành ngăn chặn để không tẩu tán tài sản.

5/5 - (1 vote)