Để tháo gỡ các vướng mắc trong việc quản lý đất quốc phòng, an ninh thì nhà nước đã có một số chính sách quản lý. Để hướng dẫn chi tiết về việc này thì Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP. Vậy, Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP có nội dung gì? Hãy xem và tải xuống Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP tại bài viết dưới đây nhé.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 26/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 25/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 25/03/2021 | |
Ngày công báo: | 06/04/2021 | Số công báo: | Từ số 505 đến số 506 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Để hướng dẫn chi tiết về các vấn đề quản lý, sử dụng đất quốc phòng thì Chính phủ đã ban hành Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP. Trong đó, tại Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP có quy định về một số nội dung quan trọng. Dưới đây là nội dung nổi bật của Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP.
Các trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp lao động sản xuất không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm
Để khuyến khích lao động sản xuất, xây dựng kinh tế trong môi trường quân đội thì pháp luật đã quy định về một số trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp với lao động sản xuất không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm. Dưới đây là các trường hợp cụ thể về việc sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm.
Theo quy định tại 26/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm bao gồm:
– Sử dụng đất để tổ chức tăng gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, chế biến thủy sản;
– Sử dụng đất để tổ chức dịch vụ hỗ trợ hậu cận – kỹ thuật (thư viện, bảo tàng, nhà hát, cơ sở phát thanh, truyền hình, điện ảnh,…);
– Sử dụng đất để tổ chức lao động, giáo dục, giáo dục cải tạo, rèn luyện (cơ sở thi đấu, tập luyện thể dục, thể thao, cơ sở huấn luyện,…).

03 trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp sản xuất không phải nộp tiền sử dụng đất
Ngoài việc quy định sử dụng đất quốc phòng kết hợp lao động sản xuất không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm thì Nghị định có quy định về trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp sản xuất không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây cũng là một sự khuyến khích của nhà nước trong việc sản xuất trong môi trường quân đội. Dưới đây là quy định về các trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp sản xuất không phải nộp tiền sử dụng đất.
Theo quy định tại 26/2021/NĐ-CP quy định đơn vị quân đội, công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm trong 03 trường hợp:
– Sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức tăng gia sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
– Sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức dịch vụ hỗ trợ hậu cần – kỹ thuật, đơn cử như:
+ Thư viện, bảo tàng; nhà hát, cơ sở phát thanh, truyền hình, điện ảnh; cơ sở báo chí, in ấn, xuất bản; nhà khách, nhà công vụ;
+ Cơ sở y tế, nhà ăn điều dưỡng, nhà nghỉ dưỡng, trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng; căng tin nội bộ…
– Sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức lao động, giáo dục, giáo dục cải tạo, rèn luyện, đơn cử:
+ Cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; cơ sở thi đấu, tập luyện thể dục, thể thao;
+ Cơ sở huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ…
Lưu ý: không áp dụng quy định này đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.
Nghị định 26/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 25/3/2021.
Tải xuống Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP
Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP có nhiều nội dung quan trong mà người sử dụng, quản lý đất quốc phòng cần phải nắm rõ. Để nắm rõ hơn các nội dung trong Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP, hãy xem và tải xuống Nghị định số 26/2021/NĐ-CP bản word dưới đây nhé.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghị định về quản lý đất quốc phòng số 26/2021/NĐ-CP“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như đơn khiếu nại tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 132/2020/QH14 quy định thì khi sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
– Việc sử dụng đất quốc phòng phải bảo đảm phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh là chính; trường hợp sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
– Đất quốc phòng sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và phương án sử dụng đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
– Chỉ đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 132/2020/QH14 và đối tượng được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng quy định tại Điều 7 Nghị quyết 132/2020/QH14 được sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
– Không được sử dụng đất quốc phòng để góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện hợp đồng liên doanh, liên kết.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 132/2020/QH14 có quy định đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an phải lập phương án sử dụng đất trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, để kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Phương án sử dụng đất quốc phòng bao gồm các nội dung chính sau đây:
– Vị trí, ranh giới, diện tích, hiện trạng sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được giao;
– Vị trí, diện tích đất, nội dung, thời hạn sử dụng đất kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;
– Tác động đối với việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế – xã hội;
– Các trường hợp chấm dứt sử dụng đất kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế trước thời hạn; phương án xử lý tài sản gắn liền với đất được tạo lập để phục vụ hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế trong trường hợp chấm dứt sử dụng trước thời hạn;
– Các giải pháp tổ chức thực hiện.