Quy định chi tiết về đất canh tác là gì?

12/06/2023 | 04:29 55 lượt xem Bảo Nhi

Canh tác, cày bừa, làm đất … đây là những thuật ngữ được dùng rất nhiều trong ngành nông nghiệp. Đất canh tác chính là một trong các yếu tố quan trọng của ngành nông nghiệp và cũng được xem như là nguồn lực cho sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất canh tác là gì?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Luật Trồng trọt 2018

Đất canh tác là gì?

Canh tác là quá trình con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trang thiết bị, vật tư nông nghiệp và áp dụng quy trình sản xuất để tạo ra các sản phẩm cây trồng khác nhau.

Ở Việt Nam, đất canh tác được định nghĩa là đất được sử dụng cho sản xuất, nghiên cứu và thí nghiệm trong nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và bảo vệ rừng và các mục đích phát triển.

Phân loại đất canh tác

Quy định chi tiết về đất canh tác là gì

Đất canh tác bao gồm đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và đất nông nghiệp khác.

  • Đất sản xuất nông nghiệp: là đất nông nghiệp được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm.
  • Đất lâm nghiệp: là đất có rừng tự nhiên hoặc rừng trồng, đất được khoanh vùng phục hồi rừng (đất được giao hoặc cho thuê để khoanh vùng bảo vệ để phục hồi rừng dưới dạng tự nhiên) và đất để trồng rừng mới (đất được giao hoặc cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng không đạt tiêu chuẩn rừng). Theo loại rừng, chúng bao gồm: đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất lâm nghiệp đặc biệt.
  • Đất nuôi trồng thủy sản: Đất được sử dụng riêng cho mục đích nuôi trồng thủy sản, bao gồm nước lợ, nước mặn và đất chuyên dụng nước ngọt.
  • Đất làm muối: là đất được sử dụng cho mục đích sản xuất muối.
  • Đất nông nghiệp khác: là đất ở nông thôn dùng để xây nhà kính (vườn ươm) và các loại nhà khác cho mục đích canh tác, bao gồm các hình thức canh tác không trực tiếp trên đất, xây dựng chuồng trại, chăn nuôi gia súc, gia cầm và các động vật khác được pháp luật cho phép, đất xây dựng các trạm nghiên cứu và nghiên cứu nông lâm nghiệp, trang trại, sản xuất muối, thủy sản, xây dựng vườn ươm, chăn nuôi, xây dựng nhà ở và hộ gia đình để lưu trữ nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc và công cụ sản xuất nông nghiệp.

Quy định về việc sử dụng tài nguyên trong canh tác

Sử dụng và bảo vệ đất trong canh tác

– Cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt của địa phương, khi xác định cơ cấu cây trồng, phải căn cứ vào tính chất lý, hóa học của đất, đặc tính sinh học của cây trồng, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ.

– Các vùng đất chuyên trồng lúa nước, trồng rau, trồng cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm và cây cảnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch sử dụng ổn định, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và định kỳ đánh giá chất lượng đất để có biện pháp cải tạo, sử dụng bền vững.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được quy định như sau:

– Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu;

– Hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi;

– Bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương;

– Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trồng lúa trở lại.

Bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước

– Tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa nước chỉ được sử dụng vào mục đích nông nghiệp; được bảo vệ và sử dụng hiệu quả.

– Tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa nước phải có phương án sử dụng tầng đất mặt.

Sử dụng nước tưới

– Cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt của địa phương có trách nhiệm xác định cơ cấu cây trồng, mùa vụ phù hợp với điều kiện nguồn nước.

– Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thủy lợi phải bảo đảm chất lượng nước theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

– Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sử dụng nguồn nước tưới hiệu quả; áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến, tiết kiệm; tái sử dụng nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, thủy lợi và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Sử dụng sinh vật có ích

– Sinh vật có ích trong canh tác bao gồm các sinh vật có vai trò ổn định và cải tạo độ phì nhiêu của đất, tăng sức chống chịu và khả năng sinh trưởng của cây trồng, bảo quản, chế biến sản phẩm và phụ phẩm từ cây trồng, phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng, thụ phấn cho cây trồng và mục đích có lợi khác.

– Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động canh tác phải thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến để bảo vệ và phát huy hiệu quả của sinh vật có ích.

– Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá nguồn sinh vật có ích để có biện pháp bảo vệ và khai thác phù hợp; ban hành Danh mục các loài, chủng sinh vật có ích sử dụng trong canh tác.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật đất đai về vấn đề “Đất canh tác là gì“. Chúng tôi cung cấp các vấn đề về vấn đai liên quan như tư vấn pháp lý về đất vườn và đất trồng cây lâu năm. Hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Câu hỏi thường gặp

Đất canh tác có được cấp sổ đỏ không?

Quy định về việc cấp sổ đỏ cho cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất canh tác mà chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), như sau: Cá nhân, hộ gia đình nếu đủ các điều kiện sau, thì được cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):
Sử dụng đất trước ngày luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành.
Không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai năm 2013.
Có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.
Như vậy, nếu đất canh tác thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì hoàn toàn được cơ quan có thẩm quyền cấp sổ đỏ.

Đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được canh tác không?

heo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định:
Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật Đất đai 2013 là 50 năm. 
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định nêu trên.

5/5 - (1 vote)