Quy định giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất 2023

25/08/2023 | 09:48 52 lượt xem Bảo Nhi

Hiện nay cũng dã có rất nhiều những tranh chấp có liên quan đến đất đai. Nhưng một trong các cuộc tranh chấp nổ ra có nhiều người gặp phải đó là việc đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi mà người khác cầm giữ không trả. Vậy pháp luật có những quy định gì có liên quan đến giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dduojc xem như một trong những loại giấy tờ có liên quan đến đất vô cùn quan trọng. Hiện nay, mẫu Giấy chứng nhận mới được Nhà nước đặt cho cái tên pháp lý đầy đủ là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người tài sản khác gắn liền với đất.

Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông thường sẽ được dùng để có thể thay thế cho sổ hồng, sổ đỏ. Hiện nay khi người dân muốn có được giấy chứng nhận quyền sở hữu đất thì phải cần dủ điều kiện thì mới có thể được Nhà nước giao cho giấy chứng nhận này.

Căn cứ vào Điều 99, Điều 100, Điều 101, Điều 102 Luật đất đai 2013 thì tài sản gắn liền với đất có đủ điều kiện thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận). Cụ thể:

– Thuộc đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất

Theo quy định của Điều 104 Luật Đất đai 2013 thì tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng và cây lâu năm có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất..

Theo đó, chỉ các tài sản gắn liền với đất như nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm thuộc diện tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận. Những tài sản này phải tồn tại tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận. Điều này có nghĩa là những tài sản có tồn tại tại thời điểm chủ thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận nhưng đã bị hủy hoại dẫn đến không còn tồn tại trên thực tế thì cũng không được cấp.

– Tài sản không có tranh chấp

Khác với đất đai (thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu), tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của chủ thể tạo lập nên tài sản đó. Tài sản đang có tranh chấp chưa thể xác định được ai là chủ sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất, do đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thể thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho chủ thể có yêu cầu. Trong trường hợp này, chủ thể yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đối với tài sản gắn liền với đất phải quyết tranh chấp, xác định tài sản thuộc sở hữu của mình, làm cơ sở để được cấp Giấy chứng nhận.

– Tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của người yêu cầu cấp Giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn khác gắn liền với đất là giấy tờ pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Do đó, tài sản gắn liền với đất thuộc sở hữu của chủ thể nào thì Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp cho chủ thể đó.

– Chủ sở hữu chuẩn bị bộ hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định

Chủ sở hữu để được cấp Giấy chứng nhận thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Chủ sở hữu nhà ở thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở và có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì được chứng nhận quyền sở hữu.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về những quy định về tài sản gắn liền với đất. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện. Chúng tôi trân trọng được đồng hành và hỗ trợ Quý khách hàng một cách nhanh chóng và tận tâm nhất.

Nội dung trong giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất

Quy định giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất 2023

Đất thuộc sở hữu của toàn dân, cá nhân, tổ chức khi được giao cho quyền sử dụng và cũng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trên đất thông thường sẽ có những tài sản gắn liền với đất, và điều này cũng được cấp chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và được ghi chi tiết trong giấy chứng nhận.

– Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

+ Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

+ Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

+ Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;

+ Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;

– Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ “Trang bổ sung Giấy chứng nhận”; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận” như trang 4 của Giấy chứng nhận;

Nội dung của Giấy chứng nhận do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng về các vấn đề liên quan đến đất đai như Tách hợp thửa đất, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào thì quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi?

Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

Cần làm gì khi tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi?

Trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng thì hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất sẽ bị chấm dứt, các bên sẽ thực hiện xử lý quyền và nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về dân sự.
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, cụ thể vi phạm các điểm a, b, c, d, g, h, i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bị chấm dứt; bên thế chấp phải hoàn trả khoản vay cho bên nhận thế chấp theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật khác có liên quan.
Trường hợp Nhà nước thu hồi đất do người thế chấp quyền sử dụng đất chết nhưng không có người thừa kế, hợp đồng thế chấp bị chấm dứt và quyền sử dụng đất thế chấp được xử lý theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

5/5 - (1 vote)