Chào luật sư hiện nay quy định về việc thế chấp nhà như thế nào? Chồng tôi đang gặp khó khăn trong việc kinh doanh nên cần vốn. Chúng tôi được bạn tôi tư vấn về việc đi vay tiền ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay nếu như muốn được vay vốn ngân hàng thì cần phải có tài sản thế chấp. Chúng tôi phải cố gắng rất nhiều mới có được căn nhà nên tôi cũng sợ nếu có rủi ro gì thì căn nhà của chúng tôi bị ngân hàng xiết. Vậy hiện nay thế chấp nhà là gì theo quy định? Thủ tục thế chấp nhà là gì theo quy định mới nhất? Mong được luật sư tư vấn giúp vấn đề này. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật đất đai. Về vấn đề Thế chấp nhà là gì chúng tôi tư vấn cho bạn như sau
Thế chấp nhà là gì theo quy định hiện hành?
Hiện nay vì nhiều lí do khác nhau mà các chủ thể có nhu cầu vay vốn tại ngân hàng. Tuy nhiên để được vay tiền thì cần phải thế chấp tài sản. Tài sản thế chấp phổ biến nhất là đất đai, nhà cửa, xe… Vậy bản chất của hoạt động thế chấp nhà hiện nay là gì theo quy định? Khái niệm thế chấp nhà ở hiện nay được hiểu là:
Vay thế chấp nhà (hay còn gọi là vay vốn thế chấp sổ đỏ) là hình thức mà khách hàng dùng chính tài sản là nhà ở, đất đai có giấy chứng nhận quyền sở hữu để làm tài sản thế chấp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.
Đặc điểm của loại hình vay tiền thế chấp sổ đỏ:
- Sổ đỏ của khách hàng sẽ được giữ tại ngân hàng. Khách hàng vẫn có đầy đủ quyền lợi để sử dụng tài sản này, nhưng không được thực hiện giao dịch mua bán hoặc thế chấp khác.
- Sổ đỏ được thế chấp có thể đứng tên của người thân, nhưng cần có giấy ủy quyền mới đủ điều kiện làm hồ sơ vay vốn.
- Nếu đến hạn tất toán, khách hàng không có khả năng thanh toán cả tiền gốc lẫn tiền lãi cho ngân hàng thì tài sản bất động sản thế chấp sẽ được ngân hàng xử lý để thu hồi nợ.
Có nên vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng không?
Theo quy định hiện nay thì việc thế chấp sổ đỏ ngân hàng được áp dụng khá phổ biến, đối với cả cá nhân và tổ chức. Vậy có những lí do nào để thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng thay vì những tài sản khác? Nếu muốn vay tiền ngân hàng thì có nên vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng hay không? Những vấn đề cần lưu ý khi thế chấp ngân hàng là:
Đây là giải pháp thiết thực giúp bạn hiện thực hóa các kế hoạch trong tương lai. Lợi ích khi vay thế chấp sổ đỏ:
- Ngân hàng hỗ trợ hạn mức cho vay lên đến 70% giá trị thẩm định tài sản. Đây là con số lý tưởng phù hợp nhiều mục đích vay dài hạn.
- Thời gian vốn vay dài, thông thường trên 10 năm, giúp khách hàng có kế hoạch trả nợ rõ ràng, giảm áp lực tài chính.
- Các ngân hàng áp dụng lãi suất vay thế chấp nhà vô cùng cạnh tranh giúp giảm bớt áp lực trả nợ cho khách hàng.
- Quy trình thực hiện khoản vay được đơn giản hóa, đồng thời khách hàng có thể tùy chọn hình thức giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Vay thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng được bao nhiêu tiền?
Vấn đề số tiền được vay khi thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng được nhiều người quan tâm. Vậy mối liên hệ giữa tài sản cần thế chấp và số tiền được vay là như thế nào? Thế chấp quyền sử dụng đất ngân hàng hiện nay nếu như vay thế chấp sổ đỏ thì vay tối đa được bao nhiêu? Thế chấp nhà là gì theo quy định của luật? Lãi suất vay của các ngân hàng hiện nay có khác nhau không? Chúng tôi tư vấn nội dung này như sau:
Mức vay mà người đi vay nhận được sẽ phụ thuộc vào giá trị của tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, mức vay của mỗi ngân hàng cũng không giống nhau. Hiện nay, Ngân hàng đang tài trợ lên đến 70% giá trị thẩm định của tài sản thế chấp.
Ví dụ: Nếu ngân hàng định giá nhà của người đi vay là 4 tỷ VNĐ với mức vay tối đa là 80%, lúc này người đi vay có thể vay được khoảng 3,2 tỷ VNĐ.
Có thể thấy, khoản tiền vay thường có giá trị nhỏ hơn so với giá trị tài sản thế chấp.
Ngoài ra, Ngân hàng cũng mang đến mức lãi suất hấp dẫn dành cho vay thế chấp sổ đỏ. Cụ thể như sau:
Thời hạn lãi suất | Từ 400 triệu VNĐ | |
Lãi suất ưu đãi | Cố định 1 năm đầu tiên | 7,50%/năm |
Cố định 2 năm đầu | 8,00%/năm | |
Cố định 3 năm đầu | 9,00%/năm | |
Lãi suất thả nổi | Từ năm thứ 2 đến năm thứ 4 | Lãi suất cơ bản + từ 0,29%/năm (*) |
Từ năm thứ 5 trở đi | Lãi suất cơ bản + từ 0,49%/năm (*) |
Trong đó, lãi suất cơ bản áp dụng theo từng thời kỳ.
Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai được không?
Hiện nay nếu như muốn tiến hành vay tiền ngân hàng thì cần có tài sản bảo đảm. Vậy tài sản này có bắt buộc phải có lúc vay tiền không? Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và hình thành trong tương lai có được không? Có những tài sản nào được phép thực hiện việc thế chấp? Thế chấp tài sản thì giá trị được tính theo giá thị trường hay định giá thế nào?
Điều 147 Luật Nhà ở 2014 quy định:
1. Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở được thế chấp dự án hoặc nhà ở xây dựng trong dự án tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn cho việc đầu tư dự án hoặc xây dựng nhà ở đó; trường hợp chủ đầu tư đã thể chấp nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn góp để phân chia nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp nhà ở này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp được bên góp vốn, bên mua, thuê mua nhà ở và bên nhận thế chấp đồng ý.
Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng theo quy định tại khoản này được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở.
2. Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó.
Thông tin liên hệ
Luật sư luật đất đai đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề ‘Thế chấp nhà là gì theo quy định hiện hành?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai chi tiết năm 2023
- Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận qsd đất bị mất
- Mẫu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất 2023
Câu hỏi thường gặp
Điều 149 Luật Nhà ở 2014 quy định:
1. Việc xử lý tài sản thế chấp là nhà ở bao gồm cả xử lý thể chấp nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan.
2. Việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan; tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng dự án phải có đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của Luật này và phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao dự án theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản.
Nghĩa vụ của bên thế chấp gồm:
– Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.
– Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
– Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.
– Đối tượng: Đối tượng của thế chấp là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê, cho mượn. Có thể thoả thuận dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp tùy theo thỏa thuận của các bên. Pháp luật quy định, nếu toàn bộ một bất động sản được dùng để thế chấp thì các vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp. Nếu thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản thế chấp không phải là tài sản thế chấp trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
– Chủ thể: Chủ thể trong quan hệ thế chấp bao gồm: bên thế chấp là bên có nghĩa vụ dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình; và bên nhận thế chấp là bên có quyền. Lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp, bên thế chấp không phải là bên có nghĩa vụ mà có thể là người thứ ba thế chấp bảo đảm cho bên có nghĩa vụ.
– Hình thức: Hình thức của thế chấp theo quy định pháp luật là văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Có thể được ghi trong hợp đồng chính như điều khoản của hợp đồng hoặc có thể được lập thành văn bản riêng thì được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính. Trong một số trường hợp như với trường hợp bất động sản và các động sản có giá trị lớn như ô tô thì pháp luật yêu cầu phải công chứng, chứng thực văn bản thế chấp.