Thông tư về quản lý chất lượng công trình như thế nào?

06/09/2023 | 07:28 24 lượt xem Bảo Nhi

Chất lượng công trình có liên quan trực tiếp đến an toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng công trình không những vậy yếu tố quan trọng để có thể đảm bảo sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Chính vì có vai trò quan trọng như vậy nên luật pháp về xây dựng của nước ta đều coi đó là mục đích hướng tới đó là trong quản lý chất lượng công trình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thông tư về quản lý chất lượng công trình” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Thông tư về quản lý chất lượng công trình số 10/2021/TT-BXD ngày 25/08/2021

Quy trình quản lý chất lượng công trình mà Nhà nước đặt ra để có thể đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và mỹ thuật trong một công trình, đơn vị thi công sẽ phải thực hiện đúng theo như những chỉ dẫn, yêu cầu của thiết kế cũng như quy định của quy trình thi công bên cạnh đó cũng nghiệm thu được sử dụng để thi công các hạng mục công trình.

Nội dung quản lý chất lượng công trình

Thông tư về quản lý chất lượng công trình: số 10/2021/TT-BXD

Như chúng ta đã biết, trong hoạt động thi công xây dựng công trình việc quản lý chất lượng công trình đươc đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, chất lượng công trình luôn là điều mà bất cứ một người nào dựa vào đó để đánh giá mức độ uy tín, tin dùng. Chính vì vậy Nhà nưỡ đã đặt ra những quy định có nội dung để có thể đảm bảo trong việc quản lý chất lượng công trình.

Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình của nhà thầu thi công xây dựng bao gồm:

+ Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công trình xây dựng, trong đó quy định trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng;

+ Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt vào công trình xây dựng theo tiêu chuẩn và yêu cầu thiết kế;

+ Lập và kiểm tra thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công;

+ Lập và ghi nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định;

+ Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài công trường;

+ Nghiệm thu nội bộ và lập bản vẽ hoàn công cho bộ phận công trình xây dựng, hạng mục công trình xây dựng và công trình xây dựng hoàn thành;

+ Báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư;

+ Chuẩn bị tài liệu làm căn cứ nghiệm thu cho từng loại công việc.

Trình tự quản lý chất lượng công trình

Quản lý thi công đây có thể coi là quá trình quản lý và điều hành những hoạt động thi công trong một dự án xây dựng hay cũng có thể là một công trình. Nhiệm vụ chính của việc quản lý chất luojng công trình là phải đảm bảo rằng các công việc trong công trình xây dựng này được thực hiện theo đúng theo kế hoạch, đạt được chất lượng yêu cầu cũng như tuân thủ những quy định và tiêu chuẩn của ngành xây dựng. Trình tự quản lý chất lượng công trình được thực hiện như các bước ở dưới đây:

1. Chuẩn bị và lập kế hoạch thi công:

– Xác định mục tiêu và phạm vi của công trình.

– Lập kế hoạch tổ chức thi công, bao gồm lịch trình, phân công công việc và tài nguyên, ngân sách, và quy trình an toàn lao động.

– Thu thập và xác minh các giấy tờ, phép cần thiết để bắt đầu thi công.

2. Thiết lập công trình và cơ sở hạ tầng:

– Thiết lập khu vực công trường, bao gồm các phân khu, công trình phụ trợ và các công trình tiện ích.

– Chuẩn bị các thiết bị, công cụ, vật liệu và nguồn lực khác cần thiết cho thi công.

– Xây dựng và bảo vệ các hệ thống cơ bản như hệ thống điện, nước, cấp thoát nước và hệ thống an ninh công trường.

3. Thi công các công việc xây dựng chính:

– Tiến hành các công việc khảo sát, đào móng, móng cọc, xây dựng kết cấu và các hạng mục công trình khác.

– Kiểm tra và đảm bảo chất lượng của vật liệu, công trình và quy trình thi công.

– Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thi công.

4. Kiểm tra và bảo trì:

– Thực hiện kiểm tra và kiểm định chất lượng công trình.

– Điều chỉnh và bảo trì các hệ thống công trình, đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn.

– Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công và đảm bảo sự tuân thủ các quy định và yêu cầu của chủ đầu tư.

5. Hoàn thiện công trình và nghiệm thu:

– Hoàn thiện các công việc cuối cùng và bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

– Tiến hành quá trình nghiệm thu công trình để đảm bảo rằng nó đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và an toàn đã được đề ra.

– Được chấp thuận nghiệm thu và hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.

6. Bảo trì và quản lý sau xây dựng:

– Thực hiện công tác bảo trì và bảo dưỡng công trình sau khi hoàn thành.

– Theo dõi hiệu suất và khắc phục các sự cố kỹ thuật sau khi công trình hoàn thành.

Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình có thể thay đổi tùy thuộc vào loại công trình và yêu cầu cụ thể của dự án. Tuy nhiên, những bước trên đây thường được áp dụng trong quá trình quản lý thi công để đảm bảo sự tiến triển thuận lợi và thành công của công trình.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi “Thông tư về quản lý chất lượng công trình”Để biết thêm các thông tin pháp luật cũng như nhu cầu về dùng dịch vụ đất đai như giá thuê luật sư giải quyết tranh chấp đất đai, hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Căn cứ nghiệm thu công việc xây dựng

Để nghiệm thu công việc xây dựng cần căn cứ vào:
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận
– Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng
– Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng
– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng
– Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các văn bản khác có liên quan đến đối tượng nghiệm thu
– Biên bản nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của nhà thầu thi công xây dựng
– Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
– Phiếu yêu cầu nghiệm thu của nhà thầu thi công xây dựng
– Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công được chủ đầu tư phê duyệt và những thay đổi thiết kế đã được chấp thuận
– Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng
– Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng
– Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng
– Biên bản nghiệm thu các công việc thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu
– Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng
– Biên bản nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng và giai đoạn thi công xây dựng hoàn thành của nội bộ nhà thầu thi công xây dựng…

Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình như thế nào?

Nhà thầu lập thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định trong hợp đồng xây dựng. Nội dung thực hiện giám sát tác giả:
a) Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;
b) Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng; điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;
c) Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng;
d) Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.

5/5 - (1 vote)