Thủ tục gia hạn đất trồng lúa như thế nào?

23/11/2023 | 10:27 43 lượt xem Anh Vân

Ruộng lúa là đất được sử dụng để trồng cây hàng năm nhưng chỉ được sử dụng để trồng lúa chứ không được sử dụng để trồng các loại cây hàng năm khác. Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa (đất có thể trồng hai vụ lúa trở lên trong một năm) và đất trồng lúa khác (đất trồng lúa còn lại và đất trồng lúa nương). Ruộng lúa dành cho cá nhân và gia đình được nhà nước giao hoặc cho thuê. Vậy Thủ tục gia hạn đất trồng lúa như thế nào? Cùng Luật đất đai tìm hiểu nhé

Quy định về gia hạn đất trồng lúa

Pháp luật hiện quy định cá nhân, nông dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được sử dụng đất được nhà nước giao và công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; thời hạn thuê đất nông nghiệp là 50 năm, pháp luật cũng quy định hết thời hạn 50 năm cá nhân, gia đình có nhu cầu có thể được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất hoặc tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định của pháp luật.

Theo quy định của Luật đất đai 2013 có quy định đất nông nghiệp là đất sử dụng có thời hạn và theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật đất đai 2013 có quy định: Thời gian giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là 50 năm đối với các trường hợp sau:

  • Trường hợp hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp với không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long; Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.
  • Trong trường hợp hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi;
  • Trường hợp hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với loại đất rừng sản xuất’
  • Trường hợp hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi; trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.
  • Trường hợp hạn mức giao đất trống, đồi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá mức giao đất quy định tại các khoản 1,2,3 Điều 129 Luật đất đai 2013.

Và cũng theo quy định tại Điều 126 Luật đất đai 2013 có quy định thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân là không quá 50 năm.

Thủ tục gia hạn đất trồng lúa như thế nào

Thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất

Trường hợp khi kết thúc thời hạn sử dụng đất mà nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất hoặc nhà nước giao đất, cho cộng đồng dân cư thuê thì khi kết thúc thời hạn sử dụng đất nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì nhà nước phải xem xét việc tiếp tục cho thuê đất và làm thủ tục đề nghị mở rộng đất.

Đối với trường hợp dưới đây, hộ gia đình, cá nhân cần gia hạn thời gian sử dụng đất gồm:

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp là đất thuê của Nhà nước (diện tích đất nông nghiệp ngoài hạn mức giao, công nhận quyền sử dụng đất);

– Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao, cho thuê đất sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

– Các trường hợp khác;

Khi đó, thủ tục gia hạn được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian sử dụng đất

Hồ sơ gồm:

– Đơn đăng ký biến động đất đai;

– Sổ đỏ (bản gốc);

– Chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất (nếu có);

Hồ sơ nộp tại: Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

Bước 2: Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:

– Thẩm định nhu cầu sử dụng đất, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định gia hạn quyền sử dụng đất;

– Ký hợp đồng thuê đất với người sử dụng đất trong trường hợp thuê đất ; Chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện đăng ký biến động;

– Thực hiện thu hồi nếu không đủ điều kiện gia hạn thời gian sử dụng đất.

Bước 3: Hộ gia đình, cá nhân hoàn thành nghĩa vụ tài chính

Bước 4: Trả kết quả

Hộ gia đình, cá nhân nhận lại sổ đỏ đã được ghi nhận biến động sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính và sau khi chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận, cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.

Chi phí khi gia hạn đất phải đóng

Khi thực hiện thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất thì cần đóng một số loại chi phí. Một số loại phí mà khi gia hạn quyền sử dụng đất người đề nghị gia hạn quyền sử dụng đất nông nghiệp phải đóng sẽ bao gồm các khoản sau:

  • Tiền thuê đất: là khoản tiêng mà người sử dụng đất phải nộp cho thời gian thuê đất được gia hạn theo quy định của pháp luật (có thể lựa chọn giữa hình thức trả tiền thuê đất hàng năm hoặc hình thức trả tiền thuê đấy một lần cho cả thời gian thuê).
  • Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp chứng nhận biến động vào chứng nhận đã cấp. Khoản phí này sẽ được tính dựa trên diện tích thủa đất, tính chất phức tạp của từng loại hồ sơ, mục đích sử dụng đất và điều kiện cụ thể của từng địa phương (căn cứ Thông tư 85/2019/TT-BTC)

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Thủ tục gia hạn đất trồng lúa như thế nào?”. Hãy theo dõi Luật đất đai để biết thêm nhiều kiến thức hay nhu cầu dịch tư vấn pháp lý về tranh chấp đất đai mới nhất nhé!

Câu hỏi thường gặp

Trường hợp nào không cần gia hạn quyền sử dụng đất?

Tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP có nêu ra những trường hợp không cần gia hạn quyền sử dụng đất cụ thể như sau:
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất, cụ thể là:
Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật đất đai 2013 là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, khi hết thời hạn sử dụng đất nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật đất đai 2013.
Thời hạn sử dụng đất được tính từ ngày 15 tháng 10 năm 2013 đối với trường hợp hết hạn vào ngày 15 tháng 10 năm 2013 theo quy định của Luật đất đai năm 2003; tính từ ngày hết thời hạn giao đất đối với trường hợp hết hạn sau ngày 15 tháng 10 năm 2013.

Có được xây nhà trên đất nông nghiệp trồng lúa hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ngoài ra theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013 thì nghiêm cấp việc sử dụng đất không đúng mục đích.
Từ các quy định trên anh/chị không được phép xây nhà trên đất nông nghiệp được giao để trồng lúa, trường hợp anh/chị muốn xây nhà thì phải chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp để ở và phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 anh/chị.

5/5 - (1 vote)