Thi hành cưỡng chế đất của người đã chết

20/07/2023 | 02:57 24 lượt xem Bảo Nhi

Đối với những trường hợp mà người chủ sử dụng đất có giấy chứng nhận hay hông có giấy chứng nhận nhưng được Uỷ ban nhân dân cấp xã để xác nhận người sử dụng đất thì việc ghi tên chủ sở hữu có đất trong quyết định thu hồi của Nhà nước, nhưng đối với những trường hợp khi thu hồi đất người sử dụng đất đã chết thì khiến cho các cơ quan tham mưu rất lúng túng không biết ghi thu hồi đất như thế nào cho đúng với luật. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thi hành cưỡng chế đất của người đã chết” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013

Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất

Cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi đã vận động, thuyết phục.

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành.

– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản.

Như vậy, Nhà nước tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất khi có đủ 04 điều kiện nêu trên.

Thi hành cưỡng chế đất của người đã chết

Thi hành cưỡng chế đất của người đã chết

Có ý kiến cho rằng khi người sử dụng đất đã chết thì nếu họ có để lại di chúc hoặc không để lại di chúc thì vẫn phát sinh quyền thừa kế đối với những người được hưởng quyền thừa kế theo quy định tại chương 33 của Bộ luật Dân sự 2005, do đó, trước khi thu hồi đất cần hướng dẫn những người đồng thừa kế làm thủ tục ủy quyền cho một người thừa kế đứng ra đại diện để thực hiện các thủ tục liên quan đến thu hồi đất. Lúc đó, cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào giấy ủy quyền đó ban hành quyết định thu hồi đất đối với đất do người sử dụng đất đã chết để lại, trong đó ghi rõ: Thu hồi đất của ông/bà Nguyễn Văn A – đại diện cho những người đồng thừa kế đất của ông/bà Nguyễn Văn C, chết ngày, tháng năm theo Giấy ủy quyền số, ngày, tháng năm.

Trường hợp những người đồng thừa kế không thỏa thuận cử được người đại diện để làm thủ tục liên quan đến thu hồi đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xác minh cụ thể có bao nhiêu người được hưởng thừa kế của người sử dụng đất đã chết. Sau đó, trong quyết định ghi rõ tất cả những người này thuộc đối tượng thu hồi đất, cụ thể: Bà B chết có 3 người thừa kế thì trong quyết định ghi rõ: Thu hồi đất của ông C, D, E là những người thừa kế theo di chúc (theo pháp luật) của bà B chết ngày tháng năm…Tuy nhiên, trường hợp này rất khó thực hiện vì số tiền bồi thường sẽ giao cho ai khi mà cả 3 người đồng thừa kế không thống nhất được với nhau. Giải pháp được các cơ quan đưa ra là sau khi có quyết định thu hồi đất, sẽ vận dụng quy định tại Khoản 3 Điều 30 Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, quyết định bồi thường sẽ ghi theo hướng: bồi thường cho ông C, D, E số tiền bao nhiêu đó, tạm thời số tiền được chuyển vào kho bạc, khi nào 3 anh em giải quyết xong tranh chấp, thỏa thuận được việc phân chia di sản thừa kế thì sẽ chi trả tiền bồi thường.

Quy trình cưỡng chế thu hồi đất

Thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

Chủ tịch UBND cấp huyện là người có thẩm quyền ban hành và thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất

Bước 1: Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế

Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế

– Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. 

Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.

– Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức thực hiện cưỡng chế.

Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế

– Ban thực hiện cưỡng chế có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế; 

Nếu không thực hiện thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.

– Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật và thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.

Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất

– UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cưỡng chế, giải quyết khiếu nại liên quan đến việc cưỡng chế theo quy định của pháp luật về khiếu nại; 

+ Thực hiện phương án tái định cư trước khi thực hiện cưỡng chế; bảo đảm điều kiện, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc cưỡng chế; 

+ Bố trí kinh phí cưỡng chế thu hồi đất;

– Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt; 

+ Thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt; 

+ Bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

Trường hợp trên đất thu hồi có tài sản thì Ban thực hiện cưỡng chế phải bảo quản tài sản. Đồng thời, chi phí bảo quản tài sản đó do chủ sở hữu chịu trách nhiệm thanh toán;

– Lực lượng Công an có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn trong quá trình tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

– UBND cấp xã nơi có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao, niêm yết công khai quyết định cưỡng chế thu hồi đất;

+ Tham gia thực hiện cưỡng chế; 

+ Phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng niêm phong, di chuyển tài sản của người bị cưỡng chế thu hồi đất;

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan chịu trách nhiệm phối hợp với Ban thực hiện cưỡng chế thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất khi Ban thực hiện cưỡng chế có yêu cầu;

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thi hành cưỡng chế đất của người đã chết”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến quy định pháp luật cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất bao lâu?

Đây là một trong những nội dung được nhiều người quan tâm liên quan đến quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Tuy nhiên, hiện nay các Luật và Nghị định có liên quan không quy định cụ thể về thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đấy.
Thay vào đó, thời hạn này sẽ được ghi tại Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT. Như vậy, có thể thấy thời hạn thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất sẽ được quy định khác nhau và được ghi rõ trong Quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

Việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, việc bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất được thực hiện theo 3 nguyên tắc như trên.

5/5 - (1 vote)