Quy định chi tiết về xử lý hành vi lấn chiếm đất công

26/07/2023 | 06:49 114 lượt xem Bảo Nhi

Vấn đề lấn chiếm đất để sử dụng đây là vấn đề diễn ra khá phổ biến hiện nay, mặc dù vậy về việc xử lý còn nhiều bất cập và chưa giải quyết được triệt để dù vậy vấn đề này vẫn xảy ra ở nhiều nơi, do đó để khắc phục tình trạng lấn chiếm đất thì những cấp có thẩm quyền cần phải xử lý nghiêm khắc với những trường hợp vi phạm. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hành vi lấn chiếm đất công” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2014
  • Nghị định 91/2019/NĐ-CP
  • Nghị định số 43/2014/NĐ-CP

Quy định về việc vi phạm xây dựng trên đất công

Hiện nay các hành vi vi phạm về việc xây dựng trên đất công diễn ra rất phổ biến. Người dân lợi dụng các khu vực đất được sử dụng vào mục đích công mà có các hành vi như lấn đất, chiếm đất để sử dụng vào mục đích cá nhân. Đây là hành vi vi phạm vô cùng nghiêm trọng không chỉ làm sai lệch mục đích sử dụng đất mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của công cộng, lợi ích của nhân dân khi đất đó đáng nhẽ phải được sử dụng vào mục đích chung và nhân dân đều được hưởng.

Khái niệm lấn chiếm đất công

Hành vi lấn chiếm đất công là việc người sử dụng đất tự ý chuyển dịch mốc giới/ranh giới mảnh đất sang phần diện tích đất công hoặc tự ý sử dụng đất công mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép. Hành vi lấn chiếm đất công cộng nói riêng và đất công nói chung diễn ra khá phổ biến ở cả khu vực nông thôn và thành thị.

Căn cứ theo Điều 12 Luật đất đai 2013 và Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP có quy định để giải thích về hành vi lấn đất và chiếm đất như sau:

1. Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

2. Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép;

b) Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;

c) Sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp);

d) Sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào quy định trên thì hành vi xây dựng trên đất giao thông công cộng (đường phố) là hành vi chiếm đất sử dụng vào mục đích công cộng. Đây là hành vi hoàn toàn bị cấm và vi phạm pháp luật về đất đai.

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật Đất đai 2013:

“Người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. “

Do đó khi phát hiện hành vi vi phạm về pháp luật đất đai, bất cứ người nào cũng có quyền khiếu nại, tố cáo về các hành vi này với các cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm. Như vậy, trong trường hợp của bạn, khi phát hiện hành vi lấn chiếm đất thuộc lối đi chung, bạn có thể làm đơn tố cáo các hành vi nói trên tại Uỷ ban nhân dân cấp xã để họ giải quyết.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất công

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, trừ các trường hợp sau đây:

Vi phạm hành chính về kế toán; hóa đơn; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; thủy sản; lâm nghiệp; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; hoạt động dầu khí và hoạt động khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.

Vi phạm hành chính về thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về quản lý thuế;

b) Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được quy định như sau:

Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.

Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm;

c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, tổ chức do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

d) Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản này mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất công theo quy định là 02 năm.

Xử lý hành vi lấn chiếm đất công

Quy định chi tiết về xử lý hành vi lấn chiếm đất công

Các hành vi lấn chiếm hoặc xây dựng trái phép trên diện tích đất công sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.
  • Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hành vi lấn chiếm đất công”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến quy định pháp luật cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Hành vi lấn, chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi lấn, chiếm đất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017):
– Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Thẩm quyền giải quyết tố cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã với hành vi lấn chiếm đất công?

Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền giải quyết tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp bao gồm:
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này…
Theo đó tùy thuộc vào số tiền bị xử phạt mà thẩm quyền xử phạt với hành vi này có thể là Ủy ban xã hoặc huyện hoặc cấp cao hơn.

5/5 - (1 vote)