Đất đang có tranh chấp cầm cố sổ đỏ được không?

12/09/2023 | 09:37 54 lượt xem Anh Vân

Đất đai là một trong những tài sản có giá trị lớn và rất được mọi người dân quan tâm. Chính vì có giá trị lớn nên đất đai thường xuyên xảy ra các tranh chấp. Về lý do để tranh chấp thì rất đa dạng. Các vụ việc tranh chấp đất đai thì tương đối là phức tạp và khó giải quyết nên thường kéo dài thời gian. Vậy nếu muốn cầm cố đất đai nhưng Đất đang tranh chấp cầm cố sổ đỏ được không? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Đất đang tranh chấp là đất như thế nào?

Đất tranh chấp là loại đất có tranh chấp về quyền giữa người sử dụng đất hợp pháp với cá nhân, tổ chức, quốc gia khác hoặc người sử dụng diện tích đất đó, hay việc sử dụng đất, tài sản trên đất, ranh giới, mục đích sử dụng đất hay các quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất… Đất tranh chấp cũng có thể hiểu là đất đai đang tranh chấp giữa hai người chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp.

Pháp luật đất đai hiện nay thì không quy định như thế nào là đất đang tranh chấp mà chỉ định nghĩa “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai’’ (Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013). Theo đó, có thể hiểu tranh chấp đất đai rất đa dạng về chủ thể cũng như nội dung tranh chấp. Có thể là tranh chấp về quyền sử dụng đất, tranh chấp về tài sản gắn liền với đất hay tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính, mục đích sử dụng đất…

Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định cụ thể rằng:

– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

Đất đang tranh chấp cầm cố sổ đỏ được không

Đất đang tranh chấp cầm cố sổ đỏ được không?

Hiện nay, quy định về hiệu lực của quyền cầm cố tài sản và quy định rằng nếu bất động sản được dùng làm đối tượng cầm cố theo quy định của pháp luật thì quyền cầm cố bất động sản có hiệu lực đối với người thứ ba. Kể từ thời điểm đăng ký. Vì vậy, nhìn chung Bộ luật Dân sự thừa nhận việc được phép thế chấp, cầm cố bất động sản theo quy định của Luật.

Theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 thì cầm cố tài sản là việc một bên (bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Cầm cố tài sản là một biện pháp mà pháp luật ghi nhận nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

Theo Điều 188 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại Khoản 1 Điều 168 của Luật này;

Đất không có tranh chấp;

Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, có thể thấy nếu đất đang có tranh chấp thì người sử dụng đất sẽ không được thực hiện các giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do vậy Đất đang tranh chấp không thể thực hiện cầm cố sổ đỏ được

Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai thì xảy ra thường xuyên, do vậy pháp luật đã có những quy định rất chi tiết để giải quyết những tranh chấp này. Tranh chấp đất đai sẽ được giải quyết theo trình tự thủ tục xác định. Chúng tôi sẽ trình bày ngắn gọn về trình tự giải quyết tranh chấp đất đai mời bạn tham khảo nhé

Đầu tiên, UBND xã phải tiến hành tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương. Thủ tục hòa giải tại UBND xã không được phép kéo dài quá 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã.

– Nếu trong quá trình hòa giải có sự thay đổi về hiện trạng ranh giới, người sử dụng đất thì UBND xã phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp TCĐĐ giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
– Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự tố tụng dân sự: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án.
– Tòa tiến hành thụ lý vụ án, tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành thì Tòa án đưa vụ án ra xét xử.
– Giải quyết tranh chấp đất đai theo trình tự hành chính: Trình tự này được áp dụng đối với trường hợp tranh chấp mà đương sự không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND.

Vấn đề “Đất đang tranh chấp cầm cố sổ đỏ được không?” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Luật đất đai cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc về các vấn đề như Chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm những gì?

Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai
– Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai được quy định bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
– Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã.
– Biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan.
– Biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp.
– Biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành.
– Biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp.
– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ.
– Chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp.
– Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
– Quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành do chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Trên đây là một số hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai được quy định trong Luật đất đai 2013. Những quy định này là căn cứ để người dân và cơ quan chức năng có thể giải quyết vụ việc đúng trình tự và phù hợp pháp luật nhất.

5/5 - (1 vote)