Thảm thực vật tư nhiên ngày càng bị thu hẹp nó gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cuộc sống của con người trên trái đất. Bởi vì nguyên do đó mà Nhà nước ta đã quy định về việc trồng rừng phòng hộ để chống lại những thiên tai góp phần điều hòa khí hậu, không khí, bảo vệ môi trường. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất rừng phòng hộ” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
- Luật Lâm nghiệp 2017
Khái niệm đất rừng phòng hộ
Theo khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng phòng hộ là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Phân loại đất rừng
– Nhóm 1:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn;
+ Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư;
+ Rừng phòng hộ biên giới;
– Nhóm 2:
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay;
+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
Cơ quan quản lý sử dụng đất rừng phòng hộ
Đất rừng phòng hộ được giao cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đã được phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác.
Theo đó, tổ chức quản lý rừng phòng hộ được tiếp tục giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng.
Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao cho đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định.
Ngoài ra:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
– Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng.
Quy định về giao đất rừng phòng hộ
- Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng
- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng và đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ mà chưa có tổ chức quản lý và khu vực quy hoạch trồng rừng phòng hộ thì được Nhà nước giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái – môi trường dưới tán rừng.
- Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng phòng hộ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng thì được giao đất rừng phòng hộ để bảo vệ, phát triển rừng; có quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.’
Theo quy định trên đối với đất rừng phòng hộ, sẽ được giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại nơi có rừng phòng hộ để quản lý sử dụng.
Như vậy, cũng không có quy định buộc người có hộ khẩu thường trú tại xã (người ngoài xã) nơi có đất mới được giao đất rừng phòng hộ.
Hiện nay không có quy định hạn chế về việc chỉ giao đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương do đó. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện chính sách kinh tế, xã hội tại từng địa phương, có thể có những quy định cá biệt yêu cầu cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Tố cáo lấn chiếm đất công theo quy định 2023
- Quy định chi tiết về xử lý hành vi lấn chiếm đất công
- Sử dụng đất không đúng quy hoạch theo quy định chi tiết
Thông tin liên hệ
Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi “Đất rừng phòng hộ”. Để biết thêm các thông tin pháp luật về đất đai hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.
Câu hỏi thường gặp
Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.
Căn cứ Điều 16 Luật Đất đai 2013, nhà nước quyết định thu hồi đất trong đó có đất rừng phòng hộ nếu thuộc các trường hợp dưới đây:
– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
– Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Khoản 1, Điều 188, Luật Đất đai 2013 quy định điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Nếu mảnh đất bạn muốn chuyển nhượng đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, bạn hoàn toàn có quyền chuyển nhượng phần diện tích đất này.
Điều kiện để hộ gia đình, cá nhân được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất quy định tại Điều 192, Luật Đất đai 2013 có nêu rõ:
“2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ thì chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ đó.”