Sử dụng đất không đúng quy hoạch theo quy định chi tiết

26/07/2023 | 06:47 8 lượt xem Bảo Nhi

Đất được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cho những hoạt động kinh tế – xã hội, mặc dù vậy đất cũng sẽ được trao quyền sử dụng cho người dân tuy vậy vẫn luôn là đối tượng phải chịu sự quản lý của Cơ quan có thẩm quyền. Sử dụng đất đúng mục đích được xem như bắt buộc đối với người sử dụng đất, nếu như muốn sử dụng sang mục đích khác phải xin phép, trừ các trường hợp không phải xin phép. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Sử dụng đất không đúng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai năm 2013

Khái niệm quy hoạch sử dụng đất

Hiện hành cũng có quy định rõ tại khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai 2013 giải thích thuật ngữ “quy hoạch sử dụng đất” là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế – xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.

Theo đó, nhà nước thực hiện quy hoạch nhằm mục đích thực hiện các chính sách thu hồi đất qua đó cải tạo  thích ứng với từng địa điểm nhằm đảm bảo việc phát triển đất nước qua việc quy hoạch.

Sử dụng đất không đúng quy hoạch

Việc thu hồi đất cần phải có kế hoạch sử dụng, xây dựng và ban hành trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì khi đó là cơ sở để thực hiện việc thu hồi đất. Việc ban hành trước kế hoạch quy hoạch đất tạm thời sẽ chưa thể dẫn đến việc thu hồi đất.

Trong trường hợp kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện có quy định thu hồi đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới ra quyết định thu hồi đất.

(1) Không thu hồi đất trong kế hoạch hằng năm

Theo khoản 7 Điều 49 sửa đổi bởi một số Điều của 37 Luật 2018 quy định trường hợp quy hoạch sử dụng đất đã được công bố mà chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng và được thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

(2) không thu hồi đất trong kế hoạch quốc phòng – an ninh

Cũng tại Điều 63 Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

– Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 Luật Đất đai 2013.

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.

Như vậy, khi nào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện có quy định thu hồi đất, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất thì khi đó mới thu hồi đất. Trường hợp mà đất đã thực hiện thu hồi thì người dân được bồi thường và hỗ trợ tái định cư (không phải là đất được thuê hoặc đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đât). Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường.

Thời gian quy hoạch đất

Tùy theo địa điểm và kế hoạch sử dụng đất của trung ương hay địa phương mà sẽ có các móc thời gian sử dụng đất. Theo đó, Điều 37 Luật Đất đai 2013 (sửa đổi bởi một số Điều của 37 Luật 2018) quy định cụ thể thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:

(1) Thời kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm. Tầm nhìn của quy hoạch sử dụng đất quốc gia là từ 30 năm đến 50 năm và cấp huyện là từ 20 năm đến 30 năm.

(2) Thời kỳ kế hoạch sử dụng đất quốc gia, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng và kế hoạch sử dụng đất an ninh là 05 năm; kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm.

Thẩm quyền xử phạt hành vi sử dụng đất không đúng quy hoạch

Sử dụng đất không đúng quy hoạch theo quy định chi tiết

Được quy định tại chương III Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

– Thẩm quyền thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã khi mức xử phạt thuộc một trong các trường hợp sau:

 + Phạt cảnh cáo  

 + Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;

 + Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

 + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

 – Thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).

– Thẩm quyền xử phạt thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

 – Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000 đồng;

+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

– Thẩm quyền xử phạt vi phạm thuộc về Đoàn thanh tra do Chánh Thanh tra Sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai; Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. 

– Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền xử phạt với các hình thức xử phạt:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

– Thẩm quyền xử phạt thuộc về Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai trong trường hợp:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;

+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;

+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Sử dụng đất không đúng”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến quy định pháp luật cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai?

Vi phạm pháp luật đất đai là những hành vi trái với quy định của pháp luật. Những hành vi này do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý. Và nó xâm phạm vào các quan hệ pháp luật trong lĩnh vực đất đai, gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.
Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai 2013, các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
“Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
2. Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo đó, những trường hợp sử dụng đất sai mục đích sẽ bị thu hồi cụ thể như:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.

Xác định đất có mục đích sử dụng đất là đất ở như thế nào?

Việc xác định đất có mục đích sử dụng đất là đất ở căn cứ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp.

5/5 - (1 vote)