Quy định về nhà thầu thi công xây dựng như thế nào?

07/09/2023 | 07:34 103 lượt xem Anh Vân

Hiện nay, đấu thầu là cuộc cạnh tranh giúp lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất và tuân thủ nguyên tắc cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả. “Người mua” hoặc “nhà cung cấp” sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đưa ra lời đề nghị dựa trên bối cảnh của tình huống. Đấu thầu thực chất là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để thực hiện một công việc, dự án hoặc hạng mục nhất định. Chủ đầu tư quyết định nhà thầu nào trúng thầu và chịu trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ, dự án do mình đề ra. Để có được sự chấp thuận đó, nhà đầu tư phải dựa vào năng lực của mình để lựa chọn. Vậy Quy định về nhà thầu thi công xây dựng hiện nay như thế nào? Cùng Luật đất đai tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Quy định về nhà thầu thi công xây dựng

Đấu thầu không chỉ khuyến khích, hỗ trợ những hành động thiết thực nhằm đảm bảo công việc được hoàn thành kịp thời, đúng mục đích mà còn đảm bảo lợi ích kinh tế giữa người dự thầu và người dự thầu (hai bên) cũng rất hữu ích. hữu ích). Vì những lý do này, các bên sẽ luôn nỗ lực kiểm tra việc thực hiện của nhà thầu khi lập hồ sơ dự thầu.

Các yêu cầu đối với việc thi công xây dựng công trình 

Pháp luật quy định việc thi công công trình xây dựng bao gồm hoạt động xây dựng và lắp đặt thiết bị, sửa chữa, phục hồi…. Bởi các hoạt động đa dạng như đã liệt kê thì tại Điều 111 Luật Xây dựng 2014 quy định về các yêu cầu đối với thi công xây dựng công trình như sau: 

  • Tuân thủ thiết kế xây dựng được duyệt, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
  • Bảo đảm an toàn cho công trình xây dựng, người, thiết bị thi công, công trình ngầm và các công trình liền kề; có biện pháp cần thiết hạn chế thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra sự cố gây mất an toàn trong quá trình thi công xây dựng.
  • Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn riêng đối với những hạng mục công trình, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phòng, chống cháy, nổ.
  • Sử dụng vật tư, vật liệu đúng chủng loại quy cách, số lượng theo yêu cầu của thiết kế xây dựng, bảo đảm tiết kiệm trong quá trình thi công xây dựng.
  • Thực hiện kiểm tra, giám sát và nghiệm thu công việc xây dựng, giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng khi cần thiết, nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.
  • Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình và công việc xây dựng. Các quy định của pháp luật về điều kiện năng lực của nhà thầu thi công chúng tôi sẽ trình bày trong các bài viết tiếp theo. 

Nội dung quản lý thi công xây dựng công trình 

Quản lý thi công xây dựng công trình là hoạt động quản lý thi công của các chủ thể tham gia các hoạt động xây dựng và chịu quản lý của pháp luật có liên quan để việc thi công xây dựng công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thiết kế và mục tiêu đề ra.

Các nội dung quản lý thi công công trình xây dựng được pháp luật hiện hành quy định cụ thể tại Điều 10, Nghị định 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ, bao gồm:

  • Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình;
  • Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình;
  • Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình;
  • Quản lý an toàn lao động, môi trường xây dựng trong thi công xây dựng công trình;
  • Quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong quá trình thi công xây dựng
  • Quản lý các nội dung khác theo quy định của hợp đồng xây dựng.

Điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình

Đối với bất kỳ các dự án, công trình xây dựng nào thì khi tìm nhà thầu thi công các chủ dự án đều đặt ra các yêu cầu, điều kiện khác nhau. Nhưng các nhà thầu xây dựng muốn tham gia hoạt động vào lĩnh vực xây dựng thì nhà thầu thi công cần đáp ứng một số điều kiện về năng lực như sau:

  • Có giấy đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phải phù hợp với nội dung đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  • Những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt phải có hợp đồng lao động với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.
  • Đối với các dự án, công trình có tính chất đặc thù như: Nhà máy điện hạt nhân, nhà máy sản xuất hóa chất độc hại, sản xuất vật liệu nổ, những cá nhân đảm nhận chức danh chủ chốt thì ngoài yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề tương ứng với loại công việc thực hiện còn phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực đặc thù của dự án.
  • Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức có hiệu lực tối đa trong thời hạn 5 (năm) năm. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày kể từ ngày có thay đổi, hết hiệu lực thì phải làm thủ tục cấp lại.”
Quy định về nhà thầu thi công xây dựng
Quy định về nhà thầu thi công xây dựng

Chứng chỉ năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình

Hạng I:

  • Có ít nhất 3 (ba) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng I cùng loại công trình xây dựng;
  • Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ đại học hoặc cao đẳng nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm đối với trình độ đại học, 5 (năm) năm đối với trình độ cao đẳng nghề;
  • Có ít nhất 15 (mười lăm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
  • Có ít nhất 30 (ba mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Có khả năng huy động đủ số lượng máy móc thiết bị chủ yếu đáp ứng yêu cầu thi công xây dựng các công trình phù hợp với công việc tham gia đảm nhận;
  • Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại.

Hạng II:

  • Có ít nhất 2 (hai) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng II cùng loại công trình xây dựng;
  • Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ cao đẳng, cao đẳng nghề, trung cấp nghề phù hợp với công việc đảm nhận và thời gian công tác ít nhất 3 (ba) năm;
  • Có ít nhất 10 (mười) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
  • Có ít nhất 20 (hai mươi) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực;
  • Đã thực hiện thầu chính thi công ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại.

Hạng III:

  • Có ít nhất 1 (một) người đủ điều kiện năng lực làm chỉ huy trưởng công trường hạng III cùng loại công trình xây dựng;
  • Những người phụ trách thi công lĩnh vực chuyên môn có trình độ nghề phù hợp với công việc đảm nhận;
  • Có ít nhất 5 (năm) người trong hệ thống quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với loại công trình;
  • Có ít nhất 5 (năm) công nhân kỹ thuật có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Quy định về nhà thầu thi công xây dựng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc và cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng về các vấn đề liên quan đến đất đai như tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ mới mất bao nhiêu tiền, cung cấp các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp bao gồm giấy tờ gì?

Hồ sơ dự thầu gói thầu xây lắp bao gồm
– Đơn dự thầu (theo mẫu)
– Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh.
– Bảo đảm dự thầu.
– Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu.
– Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu.
– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu.
– Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu.
– Đề xuất về giá và các bảng biểu.
– Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế

Quy trình lập hồ sơ năng lực nhà thầu như thế nào?

Quy trình lập hồ sơ năng lực nhà thầu:
Khi tiến hành lập hồ sơ năng lực nhà thầu, các bên cần tuân thủ theo các bước sau đây:
Bước 1: Tìm hiểu hồ sơ mời thầu.
Việc tìm hiểu kỹ hồ sơ mời thầu giúp nhà thầu xác định xem gói thầu có phù hợp với năng lực của bên mình hay không; nó có đáp ứng được những điều kiện tài chính của mình hay không. Từ đó mới đưa ra quyết định về việc làm hồ sơ dự thầu; làm hồ sơ năng lực nhà thầu.
Bước 2: Thiết kế hồ sơ năng lực nhà thầu.
Nhà thầu sẽ đưa ra những ý tưởng về việc thiết kế hồ sơ năng lực nhà thầu. Bởi lẽ, hồ sơn năng lực nhà thầu là cơ sở để chủ đầu tư xem xét, ra quyết định lựa chọn nhà thầu. Do đó, muốn trúng thầu, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ một cách kỹ càng, ngay tại khâu thiết kế.
Bước 3: Lập hồ sơ năng lực nhà thầu.
Sau khi thiết kế, doanh nghiệp sẽ lập hồ sơ năng lực nhà thầu. Hồ sơ năng lực nhà thầu phải đảm bảo đầy đủ các thông tin về nhà thầu, năng lực nhân sự và tài chính, giá trị lợi ích có thể mang lại cho phía bên chủ đầu tư.
Bước 4: Gửi hồ sơ cho chủ đầu tư.
Sau khi lập xong hồ sơ năng lực nhà thầu, doanh nghiệp sẽ gửi hồ sơ năng lực nhà thầu cho chủ đầu tư, để chủ đầu tư xem xét và phê duyệt.

5/5 - (1 vote)