Thẩm quyền trưng dụng đất thuộc về ai?

09/01/2024 | 09:24 33 lượt xem Tài Đăng

Đất đai là loại tài sản thuộc sự sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và chịu sự quản lý thống nhất của Nhà nước, vậy nên các vấn đề liên quan đến đất đai đều được pháp luật quy định cụ thể. Hiện nay có rất nhiều vấn đề liên quan đến đất đai mà người dân vẫn chưa biết đến và nắm rõ những quy định của pháp luật hiện hành. Vậy thì “Thẩm quyền trưng dụng đất” hiện nay được quy định ra sao?, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Luật đất đai nhé.

Thẩm quyền trưng dụng đất

Các vấn đề liên quan đến đất đai đều chịu sự quản lý của pháp luật cho dù là đối với tất cả các chủ thể sử dụng đất hay về phía cơ quan Nhà đức có thẩm quyền. Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành thì chỉ có một số cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới được phép trưng dụng đất của người dân, cụ thể như sau:

Trước hết, việc trưng dụng đất được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai (khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai 2013).

Khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013 quy định những người sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn thời gian trưng dụng đất, cụ thể gồm:

Một là, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Hai là, Bộ trưởng Bộ Công an;

Ba là, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

Bốn là, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Năm là, Bộ trưởng Bộ Y tế;

Sáu là, Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Bảy là, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Tám là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Chín là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

Lưu ý:

+ Những người có thẩm quyền trưng dụng đất nêu trên đây không được phân cấp thẩm quyền cho người khác (không được ủy quyền/phân quyền…cho người khác ban hành, thực hiện quyết định trưng dụng đất);

+ Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành, nếu trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp;+ Nếu hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì người có thẩm quyền ban hành quyết định trưng dụng đất được gia hạn nhưng không quá 30 ngày (quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được lập thành văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng)

Như vậy, có 09 người có thẩm quyền ban hành quyết định trưng dụng đất. Thời gian trưng dụng đất là không quá 30 ngày, nếu có căn cứ để phải tiếp tục gia hạn thời gian trưng dụng đất thì những người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất được quyền gia hạn thời gian trưng dụng đất theo quy định.

Quy định về trình tự thủ tục trưng dụng đất

Quyết định về việc trưng dụng đất hay bất cứ quyết định nào liên quan đến đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành thì đều phải trải qua một trình tự thủ tục thực hiện nhất định theo quy định đã đặt ra, vậy thì quy định về trình tự thủ tục trưng dụng đất hiện nay ra sao?, hãy cùng tìm hiểu nhé.

Trưng dụng đất được thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định. Căn cứ Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự thực hiện trưng dụng đất được tiến hành theo các bước như sau:

Bước 1: Ban hành Quyết định trưng dụng đất; Thực hiện trưng dụng đất

– Người có thẩm quyền trưng dụng đất ban hành quyết định trưng dụng đất, quyết định xác nhận việc trưng dụng đất. Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

– Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;

– Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;

– Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;

– Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;

– Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;

– Thời gian bàn giao đất trưng dụng.

– Thực hiện trưng dụng đất theo Quyết định đã ban hành.

Thẩm quyền trưng dụng đất

Bước 2: Thực hiện bàn giao trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất

Việc hoàn trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất khi hết thời hạn trưng dụng đất được thực hiện theo quy định sau đây:

– Người có thẩm quyền quyết định trưng dụng đất ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng;

– Trường hợp người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Thực hiện bồi thường thiệt hại khi trưng dụng đất (nếu có)

Nếu việc trưng dụng đất mà gây thiệt hại cho người sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất trưng dụng thực hiện xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra;

Trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra theo quy định sau đây:

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản này;

– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra đối với trường hợp khu đất trưng dụng thuộc địa giới hành chính của nhiều đơn vị hành chính cấp huyện.

Thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra gồm:

– Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Trưởng ban;

– Các thành viên thuộc các cơ quan tài nguyên và môi trường, tài chính và các thành viên khác có liên quan;

– Đại diện cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất;

– Đại diện Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi có đất;

– Các thành viên là đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;

– Đại diện của người có đất trưng dụng.

So sánh thu hồi đất và trưng dụng đất

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều người dân do chưa nắm được các quy định của pháp luật nên vẫn còn nhầm lẫn giữ việc thu hồi đất và trưng dụng đất khi mà mọi người đều hiểu cả hai hoạt động này đều có nghĩa là Nhà nước lấy lại đất mà người dân đang sử dụng. Tuy nhiên đây là hai hoạt động hoàn toàn khác nhau.

Theo đó, trong Luật đất đai năm 2013 cùng các văn bản hiện hành đều quy định rất rõ và chi tiết và thủ tục thu hồi đất và trưng dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 2 thủ tục hành chính luôn có sự tồn tại khác biệt nhất định.

,Thu hồi đấtTrưng dụng đất
Mục đích, căn cứTheo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật đất đai năm 2013, Nhà nước tiến hành thu hồi đất trong các trường hợp sau: – Thu hồi đất theo yêu cầu của Nhà nước như: bảo đảm an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế, xã hội,.. – Thu hồi đất đương nhiên như: Do hết thời hạn sử dụng đất, chủ sở hữu tự nguyện hoàn trả lại đất hoặc do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người – Thu hồi đất do vi phạm quy định của pháp luật đất đai như: Sử dụng đất đai không hợp pháp, có hành vi lấn chiếm, chiếm đoạt đất đai,..      Theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật đất đai năm 2013, nhà nước tiến hành trưng dụng đất chỉ trong trường hợp cần thiết để sử dụng với mục đích thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, hoặc trong hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, bão lũ.
Trình tự thực hiệnCơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp huyện ra quyết định thu hồi đất bằng văn bản  Người có thẩm quyền trưng dụng đất ra quyết định (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện) trưng dụng đất bằng văn bản hoặc trong trường hợp khẩn cấp có thể ra quyết định bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận về việc quyết định trưng dụng đất.
Bồi thường thiệt hạiTrong các trường hợp thu hồi đất, trừ trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai, do chấm dứt việc sử dụng đất đai theo pháp luật, tự nguyện hoàn trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người thì đối với người bị thu hồi đất được Nhà nước bồi thường thiệt hại dựa trên cơ sở khung giá bồi thường của Nhà nước.  Khi bị trưng dụng đất, người dân sẽ được Nhà nước bồi thường thiệt hại với điều kiện trong quá trình trưng dụng đất gây ra thiệt hại

Mời bạn xem thêm: 

Thông tin liên hệ: 

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Thẩm quyền trưng dụng đất Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giải đáp những vướng mắc của Quý khách hàng về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan. 

Câu hỏi thường gặp:

Thời hạn trưng dụng đất là bao lâu?

– Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành.
– Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.

Khi nào Nhà nước trưng dụng đất?

Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Đồng thời, quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng. Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.
Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.

5/5 - (1 vote)