Sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế như thế nào?

05/09/2023 | 04:02 9 lượt xem Loan

Theo sự biến đổi của xã hội dẫn đến chính sách pháp luật trong lĩnh vực quốc phòng cũng cần có những thay đổi tương ứng nhằm gắn chặt các vấn đề phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh với quốc phòng, an ninh với kinh tế, xã hội. Vì thế mà một số đất quốc phòng chưa sử dụng sẽ được dùng vào mục đích kinh tế. Mời bạn đọc tham khảo bài viết “Quy định sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế” của Luật đất đai để tìm hiểu thêm nhé!

Đất quốc phòng là gì?

Đất khi sử dụng cho mục đích quốc phòng được coi là một trong những vấn đề then chốt để bảo đảm và phát triển an ninh, quốc phòng. Việc phát triển, sử dụng đất quân sự vào mục đích công tác, sản xuất, kinh tế theo chức năng, nhiệm vụ phải thực hiện đúng nguyên tắc gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng. Cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng.

Đất quốc phòng được xác định là đất được Nhà nước giao cho các đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng vào mục đích quân sự, quốc phòng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, nâng cao tiềm lực quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.

Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế được ban hành kèm theo Thông tư số 35/2009/TT-BQP thì “Đất quốc phòng” là đất được  Nhà nước giao Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng vào mục đích quốc phòng theo quy định của Luật Đất đai

Chủ thể sử dụng đất quốc phòng an ninh

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 43/2014NĐ-CP  thì chủ thể sử dụng đất quốc phòng, an ninh bao gồm:

Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an là người sử dụng đất đối với đất cho các đơn vị đóng quân trừ trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này; đất làm căn cứ quân sự; đất làm các công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và các công trình đặc biệt về quốc phòng, an ninh; nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân; đất thuộc các khu vực mà Chính phủ giao nhiệm vụ riêng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quản lý, bảo vệ và sử dụng;

Các đơn vị trực tiếp sử dụng đất là người sử dụng đất đối với đất làm ga, cảng quân sự; đất làm các công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh; đất làm kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí; đất xây dựng nhà trường, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân; đất làm trại giam giữ, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do Bộ quốc phòng, Bộ Công an quản lý;

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Công an phường, thị trấn; đồn biên phòng là người sử dụng đất đối với đất xây dựng trụ sở.

Quy định sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế

Quy định sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế

Theo quy định, những khu vực được giao cho lực lượng vũ trang vào mục đích phòng thủ và chưa trực tiếp sử dụng vào nhiệm vụ quốc phòng thì được sử dụng vào mục đích kinh tế. Tuy nhiên, mọi hoạt động sử dụng đều phải diễn ra trong khuôn khổ quy định được pháp luật cho phép và tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát và sử dụng.

Theo quy định ban hành kèm theo Thông tư số 35/2009/TT-BQP, đất quy hoạch vào mục đích quốc phòng chưa trực tiếp sử dụng vào nhiệm vụ quốc phòng mà sử dụng vào mục đích kinh tế thì được phân loại là đất nhà nước theo quy định. Đất quốc phòng được sử dụng vào mục đích kinh tế bao gồm:

  • Đất quốc phòng tại các doanh nghiệp quân đội thực hiện cổ phần hóa
  • Đất quốc phòng tại các đơn vị và doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đang quản lý, sử dụng, không có tranh chấp nhưng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng.
  • Đất quốc phòng đang sử dụng nhưng cần điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Theo đó, nguyên tắc quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay cho nhiệm vụ quốc phòng vào mục đích kinh tế, cụ thể:

Điều 4. Nguyên tắc quản lý, sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế

1. Đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế chịu sự quản lý tập trung, thống nhất của Bộ Quốc phòng.

2. Việc sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế không được làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ khác về quân sự, quốc phòng; không làm biến dạng, làm thay đổi mục đích sử dụng đất đã xác định.

3. Đất quốc phòng sử dụng vào mục đích kinh tế phải bảo đảm đúng mục đích được xác định trong phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt, đúng pháp luật và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

4. Tất cả các trường hợp giao đất quốc phòng cho đơn vị và doanh nghiệp sử dụng vào mục đích kinh tế đều phải thực hiện bằng Quyết định giao đất và Quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế của Bộ Quốc phòng; doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa và doanh nghiệp cổ phần quân đội sử dụng đất quốc phòng phải thực hiện hợp đồng thuê đất, bên cho thuê là Bộ Quốc phòng.

5. Các đơn vị, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội cổ phần hóa phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật và Quy chế này.

6. Bộ Quốc phòng thu hồi lại đất mà không có bồi hoàn trong các trường hợp bất khả kháng, các tình huống cấp thiết hoặc khi có hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến nguy cơ làm thay đổi mục đích sử dụng đất của Bộ Quốc phòng.

Ngoài ra, Điều 3, khoản 5 Quy chế quản lý, sử dụng đất quy hoạch cho mục đích quốc phòng chưa sử dụng ngay vào nhiệm vụ quốc phòng kinh tế cũng quy định mục tiêu của khu vực phòng thủ được đưa vào sử dụng. Nội dung như sau:

  • Đất gắn vói cơ sở hạ tầng các công trình có tính chất công cộng;
  • Đất còn để trống chưa có cơ sở hạ tầng.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là thông tin về bài viết “Quy định sử dụng đất quốc phòng vào mục đích kinh tế” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc về các vấn đề về phí làm sổ đỏ đất thổ cư hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Cơ quan có thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh?

Khoản 2 Điều 148 Luật đất đai năm 2013 quy định về thẩm quyền quản lý đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh như sau:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước đối với đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh thuộc địa bàn quản lý hành chính của địa phương.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; rà soát, xác định ranh giới đất sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh; xác định vị trí, diện tích đất quốc phòng, an ni

Nhà nước thu hồi đất để làm đất quốc phòng khi nào?

Căn cứ tại Điều 148 Luật Đất đai năm 2013 Nhà nước thu hồi đất để làm đất quốc phòng trong các trường hợp:
Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc;
Xây dựng căn cứ quân sự;
Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng;
Xây dựng ga, cảng quân sự;
Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao phục vụ trực tiếp cho quốc phòng;
Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân;
Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí;
Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của lực lượng vũ trang nhân dân;
Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân;
Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ Quốc phòng quản lý.

5/5 - (1 vote)