Đất bỏ hoang người khác làm thì giải quyết thế nào?

13/09/2023 | 09:33 207 lượt xem Loan

Nhận thấy người dân được giao đất nông nghiệp để trồng trọt nhưng không sử dụng mà bỏ hoang dẫn đến lãng phí, thất thoát tài nguyên, nhà nước cam kết sẽ thu hồi những diện tích đất bị bỏ hoang này để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, cải tạo và cho thuê. Có rất nhiều trường hợp vì tự ý sử dụng đất bỏ hoang vậy thì phải giải quyết như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết “Đất bỏ hoang người khác làm thì giải quyết thế nào?” của Luật đất đai.

Đất bỏ hoang người khác làm thì giải quyết thế nào?

Việc bỏ đất không phải là trường hợp hiếm, đặc biệt là đất nông nghiệp. Việc để đất không sử dụng trong một thời gian có thể dẫn đến mất quyền sử dụng đất. Đất bỏ hoang không được sử dụng trong một thời gian nhất định sẽ bị nhà nước tịch thu, sau đó người sử dụng đất sẽ mất quyền sử dụng diện tích này. Cũng giống như việc bạn tự ý sử dụng đất bỏ hoang sẽ bị phạt.

Trong trường hợp, đến nay gia đình vẫn chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng mảnh đất đó. Thì có thể làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định về trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

“Điều 99. Trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.”

Trường hợp có giấy tờ hợp pháp chứng minh mình là chủ sở hữu đối với mảnh đất, bạn có quyền yêu cầu gia đình người khác trả lại đất cho mình hoặc hai bên có thể thỏa thuận để làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Nếu chủ sở hữu không chứng minh được mình có quyền sở hữu và người khác có căn cứ chứng minh người đó là chủ sở hữu của mảnh đất này thì bạn không được đòi lại đất cũng như thanh toán tiền công bạn khai hoang.

Đất bỏ hoang người khác làm thì giải quyết thế nào?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất bỏ hoang

Nhận thấy người dân được giao đất nông nghiệp để trồng trọt nhưng không sử dụng mà bỏ hoang dẫn đến lãng phí, thất thoát tài nguyên, nhà nước cam kết sẽ thu hồi những diện tích đất bị bỏ hoang này để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, cải tạo và cho thuê. Có rất nhiều trường hợp vì tự ý sử dụng đất bỏ hoang mà tranh chấp nhau.

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, cụ thể:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thẩm quyền giải quyết phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Đất bỏ hoang người khác làm thì giải quyết thế nào?”. Hãy theo dõi Luật đất đai để biết thêm nhiều kiến thức pháp lý về làm sổ đỏ bằng giấy viết tay nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì bị mất quyền sử dụng đất?

Tùy thuộc vào từng loại đất mà thời điểm bị thu hồi đất do bỏ hoang sẽ khác nhau, cụ thể:
Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục.
Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục.
Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.
Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Đất bỏ hoang bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Tùy vào diện tích đất bỏ hoang sẽ mức phạt tiền sẽ khác nhau, cụ thể:
Phạt tiền từ 500.000 – 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta.
Phạt tiền từ 1.000.000 – 3.000.000 triệu đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta – dưới 03 héc ta.
Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta – dưới 10 héc ta;
Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

5/5 - (1 vote)