Giá đền bù đất nông nghiệp 50 năm là bao nhiêu?

19/09/2023 | 09:18 27 lượt xem Loan

Theo quy định hiện nay thì thời hạn giao đất cho thuê để sử dụng vào các mục đích khác nhau như sản xuất, kinh doanh, đầu tư. Các loại đất trong trường hợp này có thể bị thu hồi khi nhà nướ có kế hoạch và người sử dụng có thể sẽ được đền bù một khoản chi phí hỗ trợ. Vì thế khi gạp trường hợp này cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi cho bản thâm. Mời bạn đọc tham khảo thêm trong bài viết “Giá đền bù đất nông nghiệp 50 năm là bao nhiêu?” của Luật đất đai các quy đinh pháp luật về vấn đề này.

Đất 50 năm có bị thu hồi không?

Người dân sử dụng đất nông nghiệp để trồng trọt, chăn nuôi… khi bị chính quyền tịch thu, ai cũng lo lắng về việc bồi thường, dù là số tiền ít hay lớn. Nhiều người tự động nghĩ rằng họ sẽ nhận được tiền bồi thường khi đất của họ bị thu hồi, nhưng thực tế dưới đây chúng tôi sẽ cho bạn thấy rằng không phải trường hợp thu hồi đất nào cũng được bồi thường.

Như nội dung phân tích ở trên, đất 50 năm không phải là tên của một loại đất, mà là cách gọi đối với đất có mục đích sử dụng 50 năm. Do đó, ta xem đây là đối tượng đất đai thông thường, được quản lý và điều chỉnh bởi các điều khoản pháp lý của hệ thống pháp luật về đất đai.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Luật đất đai 2013, Nhà nước ra quyết định thu hồi đất trong các trường hợp cụ thể sau đây:

  • Trường hợp 1: Nhà nước tiến hành hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tức khi có chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh, mà cần đất để thực hiện các hoạt động phát triển này, thì Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất của người dân. Lúc này, với đất sổ đỏ 50 năm, khi Nhà nước đưa ra quyết định thu hồi, người sử dụng đất phải tuân thủ thực hiện theo phương án, chính sách mà Nhà nước đưa ra.
  • Trường hợp 2: Nhà nước thu hồi đất do người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Khi sử dụng đất đai, người sử dụng đất phải tuân thủ đúng theo các nguyên tắc, quy định mà phái cơ quan Nhà nước đưa ra. Trong trường hợp người dân sử dụng đất sổ đỏ 50 năm vi phạm các quy định của pháp luật về việc sử dụng đất đai, cơ quan Nhà nước hoàn toàn có quyền thu hồi quyền sử dụng đất của đối tượng này. Trường hợp thu hồi này đảm bảo tính chặt chẽ, khách quan trong hoạt động sử dụng đất của người dân. Đồng thời, đây cũng là cơ sở nền tảng, thể hiện sức mạnh của cơ quan Nhà nước trong hoạt động quản lý quyền sử dụng đất của người dân.
  • Trường hợp 3: Thu hồi đất diễn ra do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người. Trong trường hợp Nhà nước cho thuê đất, khi hết thời hạn sử dụng, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất đai. Hoặc trong trường hợp việc sử dụng đất đai đe dọa tính mạng con người, cơ quan Nhà nước hoàn toàn có quyền đưa ra quyết định thu hồi đất.

Khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên, Nhà nước sẽ thực hiện thu hồi đất 50 năm của người dân. Vậy nên, có thể khẳng định, đất 50 có thể bị thu hồi theo quy định của pháp luật về thu hồi đất đai.

Đất 50 năm nằm trong khung quản lý của cơ quan Nhà nước về trật tự đất đai. Vậy nên, khi có kết luận thu hồi đất mà Nhà nước đưa ra, người sử dụng đất phải đảm bảo tuân thủ thực hiện theo.

Giá đền bù đất nông nghiệp 50 năm là bao nhiêu?

Giá đền bù đất nông nghiệp 50 năm là bao nhiêu?

Trong trường hợp bị tịch thu đất nông nghiệp, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của hộ gia đình, chúng ta phải biết giá bồi thường đất nông nghiệp tại tỉnh, thành phố nơi mình sinh sống. . Giá bồi thường do Nhà nước đề xuất được tính theo công thức trên. Dựa vào công thức, muốn xác định đúng giá bồi thường sẽ nhận được, bạn cần tra cứu bảng giá đất của 63 tỉnh, thành.

Bồi thường các chi phí đầu tư vào đất 

Giá đền bù đất 50 năm gồm chi phí đầu tư vào đất 50 năm gồm các khoản chi phí mà đối tượng sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng. 

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:

1. Phí san lấp mặt bằng;

2. Phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất,chống xói mòn,  thau chua rửa mặn, xâm thực đối với đất sản xuất nông nghiệp;

3. Phí  gia cố khả năng chịu lực chống sụt lún, rung lắc đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

4. Các khoản phí có liên quan mà người sử dụng đất đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

Tới thời điểm các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết thì chi phí đầu tư vào đất còn lại sẽ được tính theo công thức sau:

P = ((P1+ P2+ P3+ P4)/T1) * T2

Trong đó:

  • P là Chi phí đầu tư vào đất 50 năm.
  • P1 là Chi phí san lấp mặt bằng.
  • P2 là Chi phí cải tạo đất với đất 50 năm phục vụ nông nghiệp.
  • P3 là Chi phí gia cố.
  • P4 là Các khoản chi phí khác.
  • T1 là Thời hạn sử dụng đất.
  • T2 là Thời hạn còn lại sử dụng đất.

Riêng với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm Nhà nước giao hoặc cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất sẽ được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.

Bồi thường thiệt hại cây trồng trên đất

Khi bị thu hồi đất, người dân sẽ được Bồi thường về thiệt hại cây trồng trên đất nếu có cây trồng trên đất.

Theo đó, với cây hàng năm thì mức bồi thường sẽ được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch.

Bồi thường nhà ở, thiệt hại công trình trên đất

Giá đền bù đất 50 năm cũng bao gồm cả giá Bồi thường về nhà ở, thiệt hại công trình trên đất với trường hợp có nhà, công trình hợp pháp trên đất bị thu hồi.

Cụ thể, khi nhà ở công trình sinh hoạt phục vụ gắn liền với các cá nhân, hộ gia đình, hay người Việt Nam định cư ở nước ngoài buộc phải tháo dỡ toàn bộ hoặc một phần còn lại không đảm bảo đủ an toàn thì chủ sở hữu công trình sẽ được bồi thường bằng giá trị xây mới của công trình đó với tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là thông tin về bài viết “Giá đền bù đất nông nghiệp 50 năm là bao nhiêu?” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc về các vấn đề về Điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng đất, hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Khi nào người dân được nhận tiền theo giá đền bù đất nông nghiệp?

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 75 Luật Đất đai 2013, Nhà nước có thể thu hồi phần đất nông nghiệp người dân đang khai thác, sử dụng, canh tác để phục vụ mục đích đảm bảo an ninh, quốc phòng hoặc phát triển kinh tế, xã hội, phục vụ cộng đồng,…
Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp người dân đều nhận được tiền đền bù. Trên thực tế, nếu mảnh đất đáp ứng được 2 điều kiện dưới đây thì mới chủ bất động sản mới được Nhà nước đền bù bằng tiền:
Mảnh đất nông nghiệp đó không thuộc diện đất được Nhà nước cho người dân thuê và thanh toán tiền thuê đất hàng năm.
Mảnh đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là Sổ đỏ; trong trường hợp mảnh đất chưa chính thức được cấp Sổ đỏ thì cũng cần phải đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp Sổ đỏ theo đúng quy định.
Khi đáp ứng đủ hai điều kiện trên đây, công dân sẽ được Nhà nước thực hiện đền bù bằng tiền sau khi thu hồi đất nông nghiệp.

Có phải trong mọi trường hợp người dân đều được nhà nước đền bù bằng tiền mặt hay không?

Hầu hết chủ đất đều cho rằng Nhà nước sẽ chỉ đền bù bằng tiền mặt sau khi thu hồi diện tích đất nông nghiệp của mình. Tuy nhiên trên thực tế, Nhà nước có hai hình thức đền bù cho người dân. Hình thức thứ nhất là đền bù bằng đất và hình thức thứ hai là đền bù bằng tiền mặt.
Cụ thể, Điều 74, Luật Đất đai 2013 đã nêu rõ nguyên tắc bồi thường cho chủ đất có đủ điều kiện đền bù theo quy định của Nhà nước:
Người dân được đền bù bằng đất nghĩa là được địa phương bàn giao phần đất có cùng mục đích sử dụng với diện tích đất bị thu hồi. Như vậy khi người dân bị thu hồi đất nông nghiệp thì sẽ được địa phương sắp xếp, bàn giao một diện tích đất nông nghiệp tương đương ở vị trí khác.
Trong trường hợp phần đất mới và đất cũ có chênh lệch về giá trị thì bên có liên quan cần thực hiện thanh toán bằng tiền bằng với phần chênh lệch đó. Đây là hình thức đền bù được khá nhiều địa phương ưu tiên hiện nay và cũng phù hợp với nhu cầu, thực tiễn lao động, sản xuất của bà con.
Trong trường hợp địa phương không có quỹ đất nông nghiệp đủ để đền bù cho người dân thì thực hiện đền bù cho người dân bằng tiền. Khoản tiền này sẽ tương đương với giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm Nhà nước có quyết định thu hồi đất nông nghiệp của người dân.

5/5 - (1 vote)