Bộ luật Dân sự 2015

18/10/2023 | 09:47 9 lượt xem Anh Vân

Bộ luật Dân sự là một trong những bộ luật quan trọng nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Đây là luật gốc của nhiều luật khác nhau như Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bình đẳng giới,….Bộ luật dân sự quy định chuẩn mực ứng xử của cá nhân, pháp nhân, ư các quyền và nghĩa vụ được áp dụng trong hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự theo quyền nhân thân, quyền tài sản. Hiện nay Bộ luật Dân sư đang có hiệu lực thi hành đó là là Bộ luật dân sự 2015. Cùng Luật đất đai tìm hiểu một số thông tin về Bộ luật này nhé.

Tình trạng pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015 ra đời nhằm hoàn thiện, bổ sung pháp luật của nước ta trong thời đại mới, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển của xã hội hiện nay. Bảng thống kê dưới đây chúng tôi cung cấp thông tin về tình trạng pháp lý của Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Số hiệu:91/2015/QH13Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:24/11/2015Ngày hiệu lực:01/01/2017
Ngày công báo:28/12/2015Số công báo:Từ số 1243 đến số 1244
Tình trạng:Còn hiệu lực

Bộ luật dân sự 2015 với nhiều nội dung mới về xác lập, bảo vệ quyền dân sự; năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, pháp nhân; hộ gia đình, tổ hợp tác; tài sản; giao dịch dân sự; đại diện; thời hạn, thời hiệu; quyền tài sản; …

Nội dung chính nổi bật Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Dân sự năm 2015 được Quốc hội thông qua, ban hành ngày 24/11/2015 và phải hai năm sau vào ngày 1/1/2017 mới có hiệu lực. Bộ luật dân sự 2015 chứa đựng nhiều tư tưởng mới và tiến bộ hơn so với Bộ Luật dân sự 2005 rất phù hợp với việc đổi mới hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.

Bộ luật dân sự 2015 gồm 6 Phần, 27 Chương, 689 Điều (Thay vì Bộ luật dân sự 2005 là 7 Phần, 36 Chương, 777 Điều). Cấu trúc Bộ luật dân sự năm 2015 có phần khác biệt BLDS cũ, được sắp xếp như sau:

Phần thứ nhất: Quy định chung

Chương I: Những quy định chung

Chương II: Xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền dân sự

Chương III: Cá nhân

Chương IV: Pháp nhân

Chương V: Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cơ quan nhà nước ở trung ương, ở đỊa phương trong quan hệ dân sự

Chương VI: Hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân trong quan hệ dân sự

Chương VII: Tài sản

Chương VIII: Giao dịch dân sự

Chương IX: Đại diện

Chương X: Thời hạn và thời hiệu

Phần thứ hai: Quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản

Chương XI: Quy định chung

Chương XII: Chiếm hữu

Chương XIII: Quyền sở hữu

Chương XIV: Quyền khác đối với tài sản

Phần thứ ba: Nghĩa vụ và hợp đồng

Chương XV: Quy định chung

Chương XVI: Một số hợp đồng thông dụng

Chương XVII: Hứa thưởng , thi có giải

Chương XVIII: Thực hiện công việc không có uỷ quyền

Chương XIX:  Nghĩa vụ hoàn trả do chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật

Chương XX: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Phần thứ tư: Thừa kế

Chương XXI: Quy định chung

Chương XXII: Thừa kế theo di chúc

Chương XXIII: Thừa kế theo pháp luật

Chương XXIV: Thanh toán và phân chia di sản

Phần thứ năm: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài

Chương XXV: Quy định chung

Chương XXVI: Pháp luật áp dụng đối với cá nhân, pháp nhân

Chương XXVII: Pháp luật áp dụng đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân

Phần thứ sáu: Điều khoản thi hành

Một trong những điểm nổi bật của Bộ luật dân sự 2015 là cho phép cá nhân có quyền xác định lại giới tính.

Điều 36 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Trước đó, quy định pháp luật nghiêm cấm việc chuyển đổi đối với những người đã định hình, hoàn thiện về giới tính. Tuy nhiên, Bộ luật dân sự sửa đổi đã ghi nhận về quyền này. Theo đó, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Cho phép thỏa thuận lãi suất

Theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Quy định quyền hưởng dụng

Tại Điều 159, Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền hưởng dụng là một quyền khác đối với tài sản. Quyền này được hiểu là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.

Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thoả thuận hoặc theo di chúc.

Bộ luật Dân sự 2015

Tải xuống Bộ luật dân sự 2015

Mỗi thời kỳ khác nhau thì xã hội sẽ phát triển theo các chiều hướng khác nhau và có những hành vi chưa được ghi nhận và chưa có quy định phải xử lý ra làm sao. Bộ luật dân sự 2015 ra đời kế thừa và hoàn thiện một số quy định của Bộ luật dân sự cũ cho phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Bộ luật Dân sự 2015?. Hãy theo dõi Luật đất đai để biết thêm nhiều kiến thức hay nhu cầu dịch tư vấn pháp lý về đất đai khi nhé!

Câu hỏi thường gặp

Có những phương thức bảo vệ quyền dân sự nào?

Khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:
Công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền dân sự của mình.
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
Buộc thực hiện nghĩa vụ.
Buộc bồi thường thiệt hại.
Hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Yêu cầu khác theo quy định của luật.

Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự

Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

5/5 - (1 vote)