Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng năm 2023?

27/10/2023 | 09:10 28 lượt xem Trà Lý

Hiện nay có nhiều mảnh đất bỏ hoang không sử dụng tại các địa phương trên cả nước. Để khuyến khích người dân sử dụng, canh tác đất đai thì nhà nước đã quy định thu hồi đất bỏ hoang nhiều năm không được sử dụng. Theo đó, người dân sẽ bị mất quyền sử dụng mảnh đất bị bỏ hoang đó. Vậy, đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là đất bỏ hoang?

Có thể thấy, tại nhiều địa phương hiện nay vẫn có nhiều mảnh đất không sử dụng lâu năm. Người dân xung quanh mảnh đất đó thường gọi là đất bỏ hoang. Pháp luật có biện pháp xử lý đối với đất bỏ hoang hiện nay. Do đó, người sử dụng đất cần nắm được đất bỏ hoang là gì và quy định như thế nào? Để hiểu rõ hơn về đất bỏ hoang, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Luật Đất đai hiện hành không có quy định cụ thể giải thích về đất bỏ hoang. Tuy nhiên, đất bỏ hoang có thể hiểu là đất không được đưa vào sử dụng trong một thời gian dài, gây lãng phí tài nguyên đất, hay thậm chí làm mất đi giá trị, mục đích sử dụng của đất.

Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?

Để tránh làm phí tài nguyên đất cũng như khuyến khích người dân sử dụng, canh tác đất đai thì nhà nước có biện pháp để khắc phục tình trạng bỏ hoang đất. Theo đó, nhà nước sẽ thu hồi hồi những mảnh đất bị bỏ hoang lâu năm không được sử dụng. Để tránh bị thu hồi đất, người dân cần nắm được đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.

Theo quy định, quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,… từ chủ thể có quyền.

Khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định thì người dân sẽ không còn quyền sử dụng đất đối với mảnh đất bị thu hồi.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định về việc các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;”

Như vậy, tùy vào từng loại đất mà thời điểm bị Nhà nước thu hồi đất bỏ hoang sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

– Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục.

– Đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục.

– Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng, trừ trường hợp bất khả kháng.

Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng năm 2023?

Đất bỏ hoang nhiều năm có bị xử phạt không?

Bên cạnh việc thu hồi đất bỏ hoang thì Nhà nước còn có biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ thể vi phạm. Để tránh bị xử phạt thì người sủ dụng đất cần nắm được đất bỏ hoang nhiều năm có bị xử phạt không và bị xử phạt như thế nào? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Theo Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về việc bỏ hoang đất như sau:

Điều 32. Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục

1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.”

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

Như vậy, tùy vào diện tích đất bỏ hoang sẽ mức phạt tiền sẽ khác nhau.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).

Đất bỏ hoang nhiều năm có bị xử phạt không?

Trường hợp đất bỏ hoang không sử dụng nhưng không bị thu hồi đất

Trên thực tế có những trường hợp người sử dụng do một số lí do mà không thể sử dụng đất trong một khoảng thời gian. Vì vậy, pháp luật cũng đã quy định về trường hợp đất bỏ hoang không sử dụng nhưng không bị thu hồi đất. Để nắm được trường hợp nào đất bỏ hoang không sử dụng nhưng không bị thu hồi đất, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 10/2023/NĐ-CP) quy định về các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư và thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất như sau:

Điều 15. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư và thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất

1. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai, gồm:

a) Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;

b) Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;

c) Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;

d) Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

…”

Như vậy, việc đất bỏ hoang không sử dụng nhưng không bị thu hồi đất nếu thuộc một trong các trường hợp bất khả kháng.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng năm 2023?” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu xử phạt đối với hành vi bỏ hoang đất là bao lâu?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
…”
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bỏ hoang đất là 2 năm.

Trách nhiệm quản lý về đất đai cho cơ quan thẩm quyền nào phụ trách?

Căn cứ Điều 23 Luật Đất đai 2013 quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai như sau:
“Điều 23. Trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giúp Chính phủ trong quản lý nhà nước về đất đai.
3. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương theo thẩm quyền quy định tại Luật này.”
Theo đó thì Chính phủ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý đất đai của Nhà nước.

5/5 - (1 vote)