Giá đất xen kẹt được tính như thế nào năm 2023?

01/11/2023 | 09:46 5 lượt xem Trà Lý

Đất xen kẹt có thể thấy là một mảnh đất có giá thành rẻ tùy vào vị trí, diện tích và tính pháp lý. Do đó, để tránh bị thiệt hay nguy cơ rủi ro sau này thì người dân nên nắm được giá đất xen kẹt. Tuy nhiên, do đất xen kẹt còn rắc rối về tính hợp pháp nên việc tính toán giá đất khá khó khăn. Vậy, giá đất xen kẹt được tính như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Đất xen kẹt là đất gì?

Đất xen kẹt là một thuật ngữ mà người dân thường gọi để chỉ một số mảnh đất trong khu dân cư còn dư sau khi quy hoạch. Để thực hiện các thủ tục liên quan đến đất xen kẹt thì người sử dụng đất cần nắm được quy định về đất xen kẹt. Để nắm được đất xen kẹt là gì, hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi nhé.

Tuy Luật Đất đai 2013 không có quy định về đất xen kẹt nhưng trên thực tế, có thể hiểu đất xen kẹt là loại đất nông nghiệp nằm trong khu dân cư, xen lẫn với đất ở hoặc đất còn dư sau quy hoạch. Loại đất này thường nằm giữa khu dân cư nên thửa đất thường có diện tích nhỏ. Đất xen kẹt trên thực tế chủ yếu là đất vườn, đất trồng cây hàng năm khác, đất ao hoặc các loại đất nông nghiệp khác mà hiện nay không còn sử dụng vào mục đích nông nghiệp.

Tóm lại, đất xen kẹt là cách của người dân về loại đất có vị trí xen lẫn giữa các thửa đất ở trong khu dân cư tại khu vực đô thị và thông thường thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Giá đất xen kẹt được tính như thế nào?

Hiện nay có nhiều người đang nhu cầu mua các thửa đất xen kẹt vì giá thành tương đối rẻ so với các thửa đất xung quanh. Tuy nhiên, việc mua đất xen kẹt tiềm ẩn nhiều rủi ro vì đa số đất xen kẹt đều không có sổ đỏ. Để đảm bảo quyền lợi của mình thì người sử dụng đất cần nắm được giá đất xen kẹt được tính như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Đặc điểm chính của đất xen kẹt là có diện tích không lớn, không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thường chỉ được giao dịch bằng hình thức viết tay.

Trong khi để thực hiện thẩm định giá đất, một trong những điều kiện tiên quyết là phải có Giấy chứng nhận quyền sử sử dụng đất hoặc những giấy tờ pháp lý tương đương của thửa đất đó.

Theo đó, có thể khẳng định đất xen kẹt không thể định giá hoặc có giá trị trong các giao dịch như: thế chấp vay vốn, góp vốn đầu tư, mua bán…

Bên cạnh đó, bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp:

+ Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Tính thuế sử dụng đất; Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;

+ Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;

+ Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;

+ Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Đến nay, chưa có văn bản nào quy định rõ về hệ số bồi thường đối với đất xen kẹt khi bị thu hồi, mà chỉ thực hiện theo hình thức hỗ trợ.

Như vậy, đất xen kẹt nếu có bị thu hồi thì sẽ không được tính theo khung giá đất được ban hành.

Giá đất xen kẹt được tính như thế nào năm 2023?

Điều kiện cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt

Để có thể thẩm định giá đất xen kẹt một cách chính xác thì trước hết người sử dụng đất cần xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt. Để được cấp sổ đổ cho đất xen kẹt thì thửa đất cần đáp ứng được điều kiện cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt theo quy định. Hãy theo dõi nội dung dưới đây của chúng tôi để nắm được điều kiện cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt như thế nào nhé.

Theo Điều 100, 101 Luật Đất đai 2013, Điều 20, 21, 22, 23, 24 Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định đất xen kẹt được cấp sổ đỏ khi đáp ứng các điều kiện:

– Có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

– Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định nhưng đã sử dụng ổn định từ trước ngày 01/7/2004.

– Không vi phạm pháp luật về đất đai và được UBND cấp xã xác nhận không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt.

Hồ sơ, thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt

Sau khi đã đủ điều kiện cấp sổ đỏ đất xen kẹt thì người sử dụng đất chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn chưa nắm được hồ sơ, thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt như thế nào? Hãy theo dõi các bước thực hiện xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt dưới đây của chúng tôi nhé.

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất xen kẹt chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, người có yêu cầu xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm có:

– Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo mẫu số 04a/ĐK.

– Chứng từ, biên lai thực hiện nghĩa vụ tài chính, các giấy tờ về miễn giảm nghĩa vụ tài chính đất đai (nếu có).

– Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có).

– Giấy xác nhận của UBND cấp xã xác nhận hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch được phê duyệt.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người có yêu cầu nộp hồ sơ tại:

– UBND cấp xã nơi có đất; hoặc

– Bộ phận một cửa cấp huyện (đối với địa phương đã thành lập bộ phận một cửa); hoặc

– Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện (đối với địa phương chưa thành lập Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai).

Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và xử lý

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện các công việc theo trình tự để đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất cần lưu ý thực hiện nghĩa vụ tài chính khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền. Đồng thời lưu lại biên lai, chứng từ để xuất trình khi nhận giấy chứng nhận.

Bước 4: Trả kết quả cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính, người yêu cầu cấp sổ đỏ nộp biên lai, giấy tờ chứng minh đã nộp thuế, phí tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban đầu.

Người sử dụng đất nhận sổ đỏ theo giấy hẹn trả kết quả.

Hồ sơ, thủ tục xin cấp sổ đỏ cho đất xen kẹt

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giá đất xen kẹt được tính như thế nào năm 2023?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Đất xen kẹt có được xây nhà không?

Theo khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định đất phải được sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất.
Do đó, nếu đất xen kẹt không phải là đất ở thì không được xây dựng nhà. Khi đó, nếu muốn xây nhà trên đất xen kẹt thì phải xin chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở. 
Sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất ở, hộ gia đình, cá nhân phải tiến hành xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ nếu thuộc khu vực đô thị. 

Làm sổ đỏ cho đất xen kẹt mất bao lâu?

Thời gian giải quyết làm sổ đỏ cho đất xen kẹt là không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 40 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

5/5 - (1 vote)