Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không?

12/05/2023 | 06:58 74 lượt xem Bảo Nhi

Tranh chấp về ranh giới, mốc giới thửa đất giữa những gia đình sống chung trong cùng một khu phố hay một con ngõ là một tranh chấp đất đai khó khó giải quyết. Hiện nay, xuất hiện nhiều trường hợp lợi dụng quyền sử dụng đất mà cá nhân hay chính quyền, tổ đã ngang nhiên xâm chiếm đất của người dân khác. Khi có hành vi lấn đất đai xảy ra thì cá nhân, tổ chức bị lấn chiếm đất đó có thể tố cáo hoặc viết đơn khởi kiện hành vi này. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013
  • Bộ luật Hình sự 2015 

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lấn chiếm đất

Căn cứ vào Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

“Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

1. Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Theo đó nếu như đã bị xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi lấn chiếm đất đai thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 6 tháng đến 3 năm tù.

Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không?

Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không

Hòa giải tranh chấp đất đai bằng cách tự thỏa thuận 

Để tránh những vấn đề tranh chấp mới phát sinh, trước hết, bạn nên thực hiện rà soát lại ranh giới, mốc giới, các giấy tờ về quyền sử dụng đất của mình. Tiếp theo, thu thập các căn cứ để chứng minh ranh giới thửa đất của mình. Lúc này, các công việc bạn có thể thực hiện gồm:

Xác định ranh giới, mốc giới của thửa đất theo một trong những cách sau:

– Theo thông tin bạn cung cấp, cả hai gia đình đều đã được cấp sổ đỏ, vậy bạn có thể nhờ cán bộ địa chính hoặc nhờ đơn vị đo đạc thửa đất (thường hay gọi là đơn vị đo đạc tư nhân, là đơn vị được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam) tiến hành đo đạc để phân định ranh giới, mốc giới thửa đất theo sơ đồ thửa đất tại mục III của sổ đỏ đã được cấp;

– Nếu trong sổ đỏ của bạn chưa có mục sơ đồ thửa đất (thường sổ đỏ là sổ cũ, tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thường được cấp vào những năm 90) hoặc sơ đồ thửa đất chưa phải là sơ đồ được đo vẽ theo bản đồ địa chính chính quy thì bạn có thể xin trích lục các thông tin trong hồ sơ địa chính đối với thửa đất của mình. Hàng xóm của bạn xin trích lục thông tin trong hồ sơ địa chính đối với thửa đất của họ, từ đó xác định ranh giới, mốc giới được Nhà nước công nhận đối với thửa đất của bạn và của nhà hàng xóm. Từ đó các bên xác định được cụ thể phần diện tích mình được quyền sử dụng

– Bạn có cung cấp thông tin, để đánh dấu ranh giới đất của mình, bạn đã chôn cọc bê tông ngay dưới bề mặt đất, đây chính là căn cứ để xác minh ranh giới, mốc giới giữa hai bên. Bạn có thể cùng hàng xóm của mình thỏa thuận với nhau về việc định ranh giới theo những điểm mốc là các cột bên tông bạn đã chôn trước đó.

Tiến hành thỏa thuận, giải quyết vụ việc sau khi đã xác định được ranh giới:

Bạn cùng hàng xóm của mình có thể thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp như: Nhà hàng xóm dừng thi công công trình, tháo dỡ phần công trình đã xây lấn sang nhà bạn hoặc các vấn đề khác theo ý chí, nguyện vọng chính đáng của mình.Nếu có thể giải quyết theo cách này, bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí, công sức.

Đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiến hành hòa giải

Theo quy định tại khoản 12 Điều 202 Luật Đất đai

Lúc này, bạn phải làm đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi nhận được đơn thực hiện các công việc:

+ Tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai dựa trên tài liệu chứng cứ các bên cung cấp và kết quả xác minh vụ việc;

+ Trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác (Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ,…)+ Việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và Ủy ban nhân dân cấp xã.phải có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành. 

+ Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai).Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất, đồng thời, cấp mới Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất có thay đổi diện tích đất.

Lưu ý: Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Khởi kiện tới cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp đất đai

Điều 203, Điều 204 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (tranh chấp về ranh giới, mốc giới là một trong những tranh chấp về đất đai) như sau:

– Nếu đương sự có Giấy chứng nhận/có một trong những giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013: Tòa án là đơn vị có thẩm quyền giải quyết;

– Nếu đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013: Đương sự phải lựa chọn yêu cầu giải quyết tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất là người có thẩm quyền giải quyết) hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền;

Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

Bạn có quyền làm đơn yêu cầu xác minh vụ việc, xử lý hành vi vi phạm lấn, chiếm thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận của mình tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất.Lúc này, căn cứ Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện) tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt hành chính với mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả như sau: 

“Điều 14. Lấn, chiếm đất

4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

5. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

6. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 của Điều này và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; trừ trường hợp trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất;

d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này.

Quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc bản án của Tòa án là căn cứ mà các bên phải tuân thủ thực hiện.

Nội dung đơn kiện hàng xóm lấn chiếm đất đai

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày, tháng, năm;
  • Tên đơn;
  • Kính gửi: Tên cơ quan tiếp nhận tố cáo;
  • Thông tin người làm đơn: Người làm đơn ghi rõ nội dung: họ và tên, địa chỉ thường trú, năm sinh, CMND/Hộ chiếu/Thẻ CCCD, ngày cấp, nơi cấp;
  • Tên địa chỉ cá nhân, cơ quan, tổ chức bị khiếu nại;
  • Nội dung tố cáo: Nêu nội dung tranh chấp, địa chỉ đất đai tranh chấp cần giải quyết
  • Yêu cầu giải quyết tranh chấp.
  • Lời cam đoan của người làm đơn;
  • Chữ ký xác thực của người làm đơn;

Mẫu đơn khởi kiện hàng xóm khi lấn chiếm đất

Mời các bạn xem thêm viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề “Hàng xóm lấn đất đã làm nhà có đòi được không”. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Hãy theo dõi Luật đất đai để tìm hiểu thêm các vấn đề pháp luật về đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Cần nộp thêm những giấy tờ gì khi khởi kiện lấn chiếm đất đai?

– CMND/CCCD, sổ hộ khẩu của người tốc cáo (dùng bản sao y)
– Các bằng chứng về vi phạm lấn chiếm đất trái phép của người bị tố cáo như: Video, hình ảnh kèm theo…
– Chữ ký xác nhận của các hộ gia đình lân cận, của cơ quan chức năng xác thực cho hành vi vi phạm này.
– Văn bản thể hiện tình trạng các tài sản bị ảnh hưởng do hành vi lấn chiếm đất trái phép gây ra (nếu có).

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai như thế nào?

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai được thực hiện như sau:
– Khi phát hiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử lý buộc chấm dứt hành vi vi phạm. Việc buộc chấm dứt được thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật tại Điều 55 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
– Lập biên bản về vi phạm hành chính theo hướng dẫn tại Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
– Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt tại Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được bổ sung bởi điểm d khoản 72 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
– Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản về hành vi vi phạm hành chính, đối với vụ vi phạm hành chính có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 1 tháng theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành theo hướng dẫn tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
– Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt theo hướng dẫn tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
– Tổ chức Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định theo Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

5/5 - (1 vote)