Các loại hợp đồng trong giao dịch về quyền sử dụng đất

13/09/2023 | 09:07 40 lượt xem Anh Vân

Theo pháp luật Việt Nam, đất đai không thuộc sở hữu tư nhân, cá nhân, tổ chức chỉ có quyền sử dụng đất và được xác định là tài sản của toàn dân tộc. Xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dân số, giá trị của đất đai ngày càng tăng kéo theo sự phát triển của giao dịch về quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, do giá trị của đất đai nên việc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tiềm ẩn nhiều rủi ro nghiêm trọng nếu không được quản lý cẩn thận. Do vậy hợp đồng trong giao dịch về quyền sử dụng đất ra đời. Vậy hiện nay Có các loại hợp đồng trong giao dịch về quyền sử dụng đất nào? cùng luật đất đai tìm hiểu nhé

Hợp đồng trong giao dịch về quyền sử dụng đất là gì?

Ở nước ta, pháp luật không cho phép giao dịch đất đai mà chỉ cho phép giao dịch quyền sử dụng đất. Vì vậy, quyền sử dụng đất của người sử dụng đất và sự phát triển của thị trường bất động sản có ý nghĩa rất quan trọng.

Tại Điều 500 của Bộ luật dân sự năm 2015 định nghĩa về Hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau:

“Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo Hợp đồng về quyền sử dụng đất.”

Giao dịch về quyền sử dụng đất là trường hợp các bên liên quan thực hiện việc chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc tặng cho hoặc cho thuê, cho thuê lại hoặc thừa kế hoặc thế chấp hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Từ quy định về khái niệm hợp đồng về quyền sử dụng đất và giao dịch về quyền sử dụng đất ta có thể thấy, hợp đồng trong giao dịch về quyền sử dụng đất có thể hiểu đơn giản là hợp đồng ghi nhận lại sự chuyển giao hay cam kết về mặt quyền lợi, nghĩa vụ giữa hai bên mà trong đó đối tượng của 1 trong hai bên là quyền sử dụng đất hoặc quyền khác theo quy định của Luật đất đai.

Các loại hợp đồng trong giao dịch về quyền sử dụng đất

Các loại hợp đồng trong giao dịch về quyền sử dụng

Theo quy định của pháp luật về hợp đồng về quyền sử dụng đất, cụ thể tại khoản 3 Điều 167 Bộ luật dân sự năm 2015 sẽ bao gồm một số loại hợp đồng sau, và nhưng hợp đồng này bắt buộc phải được công chứng thì có giá trị pháp lý trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

– Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất

– Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất

Một số yêu cầu các bên khi tham gia giao dịch quyền sử dụng đất

Khi tham gia giao dịch quyền sử dụng đất cần đáp ứng một số yêu cầu nhất định

– Phải là người được phép tham gia giao dịch

Theo quy định tại Điều 169 Luật Đất đai, người được phép tham gia vào giao dịch bao gồm: hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, trong các chủ thể này, chỉ có hộ gia đình, cá nhân trong nước có quyền tham gia vào giao dịch nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất, nhưng không có quyền nhận góp vốn. Cộng đồng dân cư chỉ có quyền tham gia vào giao dịch tặng cho và thừa kế quyền sử dụng đất. Quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất chỉ áp dụng cho tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước. Quyền nhận tặng cho không áp dụng cho tổ chức kinh tế. Quyền nhận tặng cho, quyền nhận thừa kế và quyền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất không áp dụng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

– Không bị hạn chế quyền tham gia giao dịch

Luật Đất đai quy định một số hạn chế đối với người có quyền tham gia vào giao dịch. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân trong nước chỉ có quyền tham gia vào giao dịch chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất phải nằm trong cùng xã, phường, thị trấn.

Hộ gia đình, cá nhân trong nước không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tổ chức kinh tế không có quyền nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa; hộ gia đình, cá nhân không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, tổ chức kinh tế không có quyền nhận tặng cho, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các khu vực này.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ có quyền nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở gắn liền với nhà ở, trừ trường hợp đất nằm trong các dự án phát triển nhà ở.

Đối với các loại đất khác thì chỉ được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng, cá nhân trong nước chỉ có quyền nhận thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trong nước khác.

Người không đủ điều kiện nhận chuyển nhượng dự án bất động sản không có quyền giao dịch quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng, mà không gắn với các giao dịch nhà, công trình xây dựng, trừ trường hợp dự án được phép phân lô, bán nền.

Vấn đề liên quan tới“ Các loại hợp đồng trong giao dịch về quyền sử dụng đất” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Chuyển đất ao sang thổ cư. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Nội dung hợp đồng về quyền sử dụng đất bao gồm những gì?

Hợp đồng về quyền sử dụng đất về nội dung được áp dụng giống như các hợp đồng thông dụng khác trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Cùng với đó, việc thể hiện nội dung của Hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng,… căn cứ theo Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 có những quy định chung về Nội dung của Hợp đồng đó là nội dung trong hợp đồng do hai bên có quyền tự thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng nhưng phải thể hiện được nội dung chung về đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng liên quan đến diện tích đất được phép sử dụng; Giá, phương thức thanh toán đối với hợp đồng mua bán, chuyển quyền,..; Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên đối với tài sản giao kết ;Trách nhiệm của hai bên khi thực hiện hợp đồng mà có lỗi vi phạm hợp đồng; Phương thức giải quyết tranh chấp nếu xảy ra.

Giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có phải hành vi bị nghiêm cấm?

Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật đất đai 2013 như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong đất đai.

5/5 - (1 vote)