Vấn đề lối đi chung có lẽ đã không còn xa lạ gì với nhiều người dân tại nước ta, bởi hiện nay có rất nhiều thửa đất đang trong tình trạng nằm xen kẽ giữ những thửa đất khác dẫn đến việc không có lối đi vào phần đất đó, vậy nên việc mở một lối đi chung là rất cần thiết. Pháp luật đất đai hiện hành của nước ta cũng đã ban hành ra các quy định với nội dung liên quan đến lối đi chung này. Vậy thì “Hiến đất làm lối đi chung có lấy lại được không”?. Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về hiến đất làm đường đi chung
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện không có quy định nào thể hiện rõ khái niệm đường đi chung, nhưng trên thực tế cuộc sống thì theo cách hiểu thông thường nhất thì đây sẽ là phần diện tích đất được cắt ra từ đất của một hay nhiều hộ gia đình khác để các hộ gia đình, cá nhân chủ sở hữu đất liền kề sử dụng đất làm lối đi giao thông công cộng. Các tranh chấp về lối đi chung cũng là một dạng tranh chấp thường gặp tại nước ta.
Đường đi chung có thể hình thành từ lối mòn lâu năm qua các đời sử dụng; hoặc do các chủ sử dụng đất tự thỏa thuận với nhau cắt một phần đất của nhà mình để tạo nên lối đi đó.
– Luật đất đai năm 2013 không có quy định cụ thể thế nào là hiến đất. Theo từ điển tiếng Việt, hiến đất được hiểu là cho tài sản của mình một cách tự nguyện, không bắt buộc cho người khác. Do vậy, việc hiến đất chính là người sử dụng đất tự nguyện tặng cho một phần đất của mình để làm đường đi chung. Và khi đã hiến đất làm đường là chủ sở hữu không thể lấy lại đất đã hiến.
– Hiến đất không thuộc trường hợp thu hồi đất nên khi hiến đất sẽ không được Nhà nước hỗ trợ hay bồi thường. Trên thực tế, hiến đất vẫn có việc hiến đất không điều kiện hoặc hiến đất có điều kiện:
+ Hiến đất không có điều kiện: là việc người sử dụng đất tự nguyện hiến đất mà không đòi hỏi bất cứ điều gì.
+ Hiến đất có điều kiện: chủ đất có quyền khi hiến đất để làm lối đi chung vẫn có quyền yêu cầu người sở hữu đất liền kề được hưởng lợi trực tiếp từ thửa đất đó bồi thường hoặc hỗ trợ cho mình một phần bồi thường hợp tình, hợp lý dựa trên sự thỏa thuận của tất cả các bên (nếu có).
Thỏa thuận về mở lối đi chung
– Các bên tự thỏa thuận về việc mở lối đi chung. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi hiện nay pháp luật không có quy định chuẩn nào về điều đó, tất cả phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các hộ gia đình liền kề cùng sử dụng trên lối đi đó, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại và tránh gây phiền hà cho các bên
– Nếu có xảy ra tranh chấp về lối đi chung thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định
– Ngoài ra, theo quy định tại Điều 171 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về hạn chế quyền sử dụng hạn chế đối với quyền về lối đi, cụ thể:
“Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.”
Như vậy, để đảm bảo các quyền trên của các cá nhân, hộ gia đình liền kề thì chủ sở hữu bất động sản nên thỏa thuận với chủ sở hữu bất động sản có lối đi về việc đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề.
Hiến đất làm lối đi chung có lấy lại được không?
Câu hỏi: Chào luật sư nhà em có bán 1 phần đất vào năm 2017, đây là đất nằm trong diện tích đất nhà em và không có lối đi vào cụ thể nên nhà em đã quyết định chừa ra khoảng 15 mét vuông đất để làm đường đi chung. Hiện nay do chính sách giải tỏa của địa phương 1 để làm đường đi nên phần đất của người mua đã có đường đi riêng và không cần sử dụng lối đi trước đó nữa. Vậy luật sư cho em hỏi là nhà em có đòi lại được phần đất đã hiến để làm đường đi chung đó không ạ?.
Trường hợp hiến đất cho Nhà nước
Hiện nay, các văn bản pháp luật về đất đai không quy định cụ thể về hiến đất làm đường mà có thể hiểu đây là việc cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tự nguyện hiến đất của mình nhằm mục đích làm đường, làm lối đi chung…
Theo đó, căn cứ khoản 3 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi người dân tặng cho đất để xây dựng công trình công cộng như lối đi chung, làm đường xá… thì sẽ phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất.
3. Trường hợp người sử dụng đất tặng cho quyền sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng thì phải lập văn bản tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định.
Liên quan đến quyền sử dụng đất nên văn bản tặng cho này bắt buộc phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực hoặc đăng ký quyền sở hữu theo quy định của Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015 và Luật Công chứng.
Đồng thời, khoản 5 Điều 26 Luật Đất đai cũng nêu rõ:
5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo quy định này, có thể thấy, khi hộ gia đình, cá nhân, tổ chức đã hiến đất làm đường thì sẽ không lấy lại được. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã tự nguyện giao người khác mà ở đây là Nhà nước để làm các công trình công cộng.

Trường hợp hiến đất cho người khác
Điều 254. Quyền về lối đi qua
“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Theo quy định trên thì quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề này của chủ đất chỉ phát sinh khi không có bất kì đường đi nào vào phần đất của họ.
Theo đó thì trường hợp mà nhà nước có giải tỏa mặt bằng để phục vụ làm đường đi dẫn đến phần đất không có lối đi chung đó đã có lối đi mới thì người sử dụng đất đã hiến đất có đủ điều kiện để lấy lại phần diện tích đất mà họ đã chừa ra để làm lối đi bởi:
Căn cứ khoản 2 Điều 279 Bộ luật dân sự quy định về căn cứ chấm dứt quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề như sau: “2. Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng hạn chế bất động sản liền kề”.
Thủ tục hiến đất làm lối đi chung
Trên thực tế hiện nay thì việc người dân hiến đất để làm đường đi chung cho các hộ gia đình hay cá nhân khác có thể được thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau, trong đó thì hình thức tặng cho tài sản có lẽ là cách thức được sử dụng phổ biến nhất, pháp luật nước ta đã có những quy định về vấn đề này, cụ thể như sau:
Sau khi hiến đất làm đường đi chung sẽ làm thay đổi về quyền sử dụng đất đai, khi đó bên hiến đất nộp đơn, Giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu.
Cụ thể, căn cứ Luật Đất đai 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP các bước hiến đất làm lối đi chung thực hiện như sau:
Bước 1: Lập hợp đồng tặng cho bất động sản
Lưu ý: Hợp đồng tặng cho được lập bằng văn bản và công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất để cập nhật biến động đất.
Hồ sơ gồm các giấy tờ:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất;
– Hợp đồng tặng cho bất động sản đã có công chứng, chứng thực thỏa thuận rõ về việc các bên hiến đất làm đường đi chung.
– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Giấy tờ tùy thân: Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân…
– Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý
Sau khi tiếp nhận hồ sơ và đối chiếu hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và cập nhật trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai trả hồ sơ và yêu cầu chủ sở hữu hoàn thành hồ sơ.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục sang tên quyền sử dụng đối với người thừa kế
- Thủ tục đăng bộ sang tên sổ hồng như thế nào?
- Sang tên sổ đỏ cho con hết bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề Hiến đất làm lối đi chung có lấy lại được không Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giải đáp những vướng mắc của Quý khách hàng về bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan.
Câu hỏi thường gặp:
Hiện nay không có giải thích về khái niệm lối đi chung, trên thực tế, lối đi chung có thể hiểu là phần diện tích chung mà người dân lối đi chung và được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:
– Lối đi chung được mở từ đất sử dụng làm đường thuộc quyền quản lý của Nhà nước
– Lối đi chung được hình thành từ lối mòn mà người dân thường xuyên đi lại.
– Lối đi chung được tạo từ một phần đất của chủ sở hữu trích ra để đáp ứng việc đi lại công cộng.
– Lối đi chung được các bên thỏa thuận đối với việc chủ động sản có bất động sản bị bao vây và thỏa thuận với chủ sở hữu khác của bất động sản bao vây về việc mở lối đi chung ra đường công cộng theo quy định tại Điều 254 Bộ luật Dân sư 2015.
Như vậy, đối với lối đi chung thuộc quyền quản lý Nhà nước thì sẽ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Đối với các trường hợp khác, để xác định quyền sở hữu lối đi chung, thì cần phải căn cứ vào các giấy tờ như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bao gồm diện tích lối đi chung theo quy định của Luật Đất đai 2013.
– Giấy tờ chứng minh hoạt động chuyển nhượng, thừa kế hoặc tặng cho đối với diện tích đất có bao gồm phần diện tích lối đi chung hoặc đối với diện tích đất lối đi chung.
Qua đó, có thể thấy lối đi chung sẽ thuộc quyền sở hữu của chủ thể có giấy tờ chứng minh rằng, diện tích lối đi chung nằm trong diện tích đất mà mình sở hữu hợp pháp hoặc có giấy tờ pháp lý chứng minh được diện tích đất lối đi chung là do mình sở hữu.
Theo quy định tại Công văn 565/HTQTCT-CT năm 2022 có hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực như sau:
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực nhất trí với quan điểm thứ nhất của Sở Tư pháp. Theo Công văn của Sở Tư pháp thì nội dung trong văn bản thỏa thuận sử dụng lối đi chung có chứa các thỏa thuận về giao dịch dân sự. Theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật Dân sự năm 2015 và khoản 4 Điều 25 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì văn bản này phải được chứng thực theo trình tự, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch, không thực hiện chứng thực chữ ký.
Ngoài ra, theo Điều 37 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:
Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch
Thời hạn chứng thực hợp đồng, giao dịch không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, theo hướng dẫn của Công văn trên, văn bản thỏa thuận lối đi chung bắt buộc phải được chứng thực theo theo trình tự, thủ tục chứng thực hợp đồng, giao dịch và không được thực hiện chứng thực chữ ký.