Hướng dẫn trích lục thông tin sổ đỏ chuẩn quy định 2023

07/11/2023 | 10:13 18 lượt xem Trà Lý

Trong quá trình sử dụng đất, người sử dụng đất có thể cần đến một số thông tin liên quan đến sổ đỏ. Để được trích lục thông tin sổ đỏ thì người sử dụng đất cần yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin về sổ đỏ. Quy trình xin cung cấp dữ liệu đất đai đã được pháp luật quy định cụ thể. Nếu bạn chưa biết xin trích lục thông tin sổ đỏ như thế nào, hãy tham khảo hướng dẫn trích lục thông tin sổ đỏ chuẩn quy định 2023 tại bài viết dưới đây của Luật đất đai nhé.

Trên Sổ đỏ có những thông tin gì?

Trên sổ đỏ có rất nhiều thông tin liên quan đất mảnh đất cũng như chủ sử dụng mảnh đất đó. Để nắm được các thông tin liên quan đến đất đai thì người sử dụng đất cần nắm được các thông tin có trong sổ đỏ và vị trí của thông tin đó ở đâu. Vậy, trên Sổ đỏ có những thông tin gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định một số nội dung quan trọng được ghi trong sổ đỏ. Theo đó, sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất ban hành mẫu thống nhất chung trên phạm vi cả nước. Trong đó có 4 trang giấy khổ A4 có kích thước 190mm x 265mm, màu hồng có hình trống đồng Đông Sơn in chìm ở trung tâm của trang giấy. Nội dung của từng trang được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư như sau :

“1. Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau:

a) Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” in màu đỏ; mục “I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Trang 2 in chữ màu đen gồm mục “II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;

c) Trang 3 in chữ màu đen gồm mục “III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”;

d) Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục “IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch;”

Các trang bao gồm nội dung như sau:

Các trang của giấy chứng nhậnNội dung
Trang 1Gồm:
– Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Mục I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Đây là mục ghi đầy đủ họ và tên, năm sinh, số giấy tờ nhân thân, nơi thường trú của người được cấp giấy chứng nhận;
– Số phát hành giấy chứng nhận (số seri) gồm có 2 chữ cái tiếng Việt viết in hoa và 6 chữ số, màu đen;
– Dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Trang 2Toàn bộ nội dung tại trang 2 của sổ đỏ được in chữ màu đen, chứa đựng các thông tin gồm:
– Mục II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Trong mục này có chứa các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm, ghi chú;
– Ngày, tháng năm cấp giấy chứng nhận và cơ quan cấp giấy chứng nhận;
– Số vào sổ cấp giấy chứng nhận: Mỗi quyển sổ đỏ chỉ có duy nhất một số vào sổ cấp giấy chứng nhận;
Trang 3Trang 3 ghi nhận các thông tin sau:
– Ghi mục III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Mục này thể hiện sơ đồ của thửa đất, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất theo tỉ lệ xích nhất định trên sổ đỏ;
– Ghi mục IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận: Đây là mục mà người sử dụng đất được ghi nhận những thông tin biến động như thừa kế, thế chấp, tặng cho….
Trang 4Trang 4 của sổ đỏ gồm các thông tin:
– Ghi nội dung tiếp theo của mục IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận (khi ở trang 3 không còn chỗ để ghi tiếp);
– Mã vạch của giấy chứng nhận;
Giấy chứng nhận có thể còn có trang bổ sung (trong trường hợp giấy chứng nhận đã cấp không còn chỗ để ghi thêm thông tin)Trang bổ sung có ghi thông tin:
– Dòng chữ Trang bổ sung giấy chứng nhận;
– Số hiệu thửa đất;
– Số phát hành Giấy chứng nhận;
– Số vào sổ cấp giấy chứng nhận;
– IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận

Trên đây là những thông tin cơ bản về hình thức và nội dung có trong từng trang của sổ đỏ theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hướng dẫn trích lục thông tin sổ đỏ

Khi muốn có một số thông tin liên quan đến thông tin trong sổ đỏ thì người sử dụng đất cần xin trích lục thông tin sổ đỏ tại cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn chưa biết xin trích lục thông tin sổ đỏ như thế nào, hãy tham khảo hướng dẫn trích lục thông tin sổ đỏ dưới đây của chúng tôi nhé.

Căn cứ Điều 11, Điều 12 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về trình tự – thủ tục xin trích lục hồ sơ sổ đỏ như sau:

Hồ sơ bao gồm: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu cho các cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai theo Mẫu số 01/PYC được ban hành kèm theo Thông tư 34/2014/TT-BTNMT.

Nơi nộp hồ sơ: 

  • Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện nơi có bất động sản nhận hồ sơ.
  • Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đăng ký đất đai thì Cơ quan đăng ký đất đai, UBND cấp xã có trách nhiệm cung cấp dữ liệu đăng ký đất đai từ Sổ đăng ký đất đai theo phân cấp quản lý đăng ký đất đai hiện hành.

Bước 1: Gửi văn bản, phiếu yêu cầu cấp trích lục thông tin sổ đỏ đến cơ quan có thẩm quyền

Khi muốn cấp trích lục thông tin sổ đỏ, người yêu cầu có thể đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền nộp văn bản yêu cầu. Trong trường hợp người yêu cầu không thể đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền được có thể nộp theo các cách sau:

  1. Gửi phiếu yêu cầu thông qua đường bưu điện, fax
  2. Nộp văn bản yêu cầu thông qua hòm thư điện tử hoặc cổng thông tin đất đai

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu và xử lý

Khi nhận được yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác minh tính hợp lệ và chính xác của các giấy tờ trên. Trường hợp yêu cầu trích lục thông tin Sổ đỏ không thuộc thẩm quyền của cơ quan được yêu cầu thì cơ quan đó phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, trong đó phải nêu rõ lý do.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo cho người đề nghị cấp Trích lục sổ đỏ nộp đủ lệ phí theo quy định của nhà nước.

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin cho người yêu cầu

Sau khi người nộp hồ sơ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hành chính, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp trích lục thông tin Sổ đỏ theo hồ sơ.

Hướng dẫn trích lục thông tin sổ đỏ chuẩn quy định 2023

Lệ phí trích lục thông tin sổ đỏ

Để được cung cấp thông tin sổ đỏ thì người yêu cầu cung cấp thông tin cần nộp đầy đủ lệ phí theo quy định. Do đó, khi làm thủ tục xin trích lục thông tin sổ đỏ thì người yêu cầu cần nắm được lệ phí trích lục thông tin sổ đỏ là bao nhiêu và chuẩn bị đầy đủ. Hãy theo dõi nội dung dưới đây để nắm được lệ phí trích lục thông tin sổ đỏ nhé.

Tại Điều 9 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT thì khi trích lục hồ sơ sổ đỏ, cá nhân – tổ chức có yêu cầu phải mất phí trích lục. Theo đó, căn cứ mục 9 Phần A Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND thành phố Hà Nội thì mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai được quy định như sau:

 Mức thu phí:

Nội dung thu (không bao gồm chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ tài liệu)Đơn vị tínhMức thu phí
Tổ chứcĐồng/hồ sơ/lần300.000
Hộ gia đình, cá nhân150.000
Lệ phí trích lục thông tin sổ đỏ

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hướng dẫn trích lục thông tin sổ đỏ chuẩn quy định 2023” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Giá trị pháp lý của trích lục sổ đỏ như thế nào?

Trích lục sổ đỏ giúp cho các cơ quan nhà nước thuận tiện hơn trong việc quản lý đất đai, bên cạnh đó còn giúp thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Phần thông tin trích lục này giúp người sử dụng đất được cung cấp đầy đủ các thông tin về thửa đất và khu vực đất thuộc quyền sở hữu của mình. từ đó họ có thể dễ dàng thực hiện các quyền của mình đối với đất đai và hạn chế tối đa những tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình sử dụng đất.
Đồng thời, bản sao trích lục có 02 loại là bản sao trích lục được cấp từ sổ gốc và bản sao trích lục được chứng thực từ bản chính.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Và tại khoản 2 Điều này quy định, bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, bản sao trích lục có giá trị tương tự như bản chính được sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.

Thời hạn xin trích lục thông tin sổ đỏ là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn giải quyết hồ sơ:
“Điều 61. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai 
2. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận được quy định như sau: 
l) Chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là không quá 10 ngày; 
4. Thời gian quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định. 
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định. 
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.”


5/5 - (1 vote)