Khởi kiện cấp sai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào?

12/09/2023 | 07:54 36 lượt xem Bảo Nhi

Hiện nay đã có rất nhiều người dân đã phát hiện ra biểu hiện tắc trách gây ra những sai phạm khi họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng từ đó đã có nhiều văn bản kiến nghị để giúp cho mọi người khởi tố của cơ quan Nhà nước liên quan đến dấu hiệu sai phạm trong việc cấp sổ đỏ của cơ quan có thẩm quyền – Ủy bn nhân dân. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Kiện cấp sai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đây loại tài quan trọng đối với chủ sở hữu mảnh đất đây cũng có thể nói là giấy tờ pháp lý để chứng minh, xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay các tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người chủ sở hữu đất, người đó có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và những bất động sản khác. Vậy khi cần người dân cần xin cấp giấy chứng nhận sẽ cần phải đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và làm đơn để xin cấp.

Theo quy định tại Điều 105 Luật đất đai 2013 quy định thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thuộc về các cơ quan sau:

“Điều 105. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Cụ thể về nội dung này, Điều 37 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013 (sau đây viết tắt là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) hướng dẫn như sau:

“Điều 37. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi người sử dụng đất thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận

1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:

a) Khi người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

b) Cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

a) Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

3. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về các trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi thực hiện đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất và việc xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp.”

Kiện cấp sai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Khởi kiện cấp sai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo QĐ

Nếu như cơ quan có thẩm quyền cấp sai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân sẽ phải đính chính cũng như thu hồi sổ đó. Điều nay đã gây ra không ít những ý kiến trái chiều cũng như gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến người chủ sở hữu mảnh đất đó. Chính vì vậy, khi những tắc trách của cơ quan Nhà nước đó mà người dân bị thu hồi đất họ đã khởi kiện đến cơ quan Nhà nước cao hơn để giành lại quyền lợi cho chính mình.

Căn cứ Điều 209 Luật Đất đai 2013 quy định về việc tiếp nhận và xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức địa chính cấp xã trong việc vi phạm trình tự thực hiện các thủ tục hành chính như sau:

“Điều 209. Tiếp nhận và xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và công chức địa chính cấp xã trong việc vi phạm trình tự thực hiện các thủ tục hành chính

1. Tổ chức, cá nhân khi phát hiện công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp, công chức địa chính xã, phường, thị trấn vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn đối với việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, làm thủ tục thực hiện quyền của người sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận thì có quyền gửi đơn kiến nghị đến người có thẩm quyền theo quy định sau đây:

a) Đối với vi phạm của công chức địa chính xã, phường, thị trấn thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Đối với những vi phạm của công chức, viên chức thuộc cơ quan quản lý đất đai cấp nào thì gửi kiến nghị đến thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai cấp đó;

c) Đối với vi phạm của thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai thì gửi kiến nghị đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp.

2. Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo cho người có kiến nghị biết.”

Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kiến nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân hoặc thủ trưởng cơ quan quản lý đất đai có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo cho người có kiến nghị biết.

Quy trình thực hiện thủ tục khởi kiện khi cấp sai giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Việc cơ quan chính quyền cấp sai sổ đỏ cho người dân, họ có quyền khởi kiện để có thể yêu cầu hủy bỏ đối với việc hủy đi giấy chứng nhận sử dụng đất của người dân. Nhưng đối với những người dân họ không nắm rõ được quy trình thực hiện khởi kiện mà phải đi nhờ đến những người hiểu biết pháp luật để có thể nắm được từng bước làm khởi kiện. Những bước khởi kiện thực hành như ở dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện

– Chuẩn bị đơn khởi kiện

Theo quy định của Điều 118 trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015, khi khởi kiện vụ án hành chính, tổ chức và cá nhân cần thực hiện việc làm đơn khởi kiện theo quy định sau đây:

+ Người khởi kiện chuẩn bị đơn khởi kiện theo mẫu số 01-HC được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.

+ Đơn khởi kiện phải đi kèm với tài liệu và chứng cứ chứng minh quyền lợi hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu và chứng cứ kèm theo đơn, người đó phải nộp tài liệu và chứng cứ hiện có để chứng minh quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm.

– Phương thức nộp đơn

Theo Điều 119 trong Luật Tố tụng hành chính năm 2015, người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền thông qua một trong các phương thức sau đây:

+ Nộp trực tiếp tại Tòa án.

+ Gửi qua dịch vụ bưu chính.

+ Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý

Người khởi kiện cần nộp khoản tạm ứng phí và giao lại biên lai, chứng từ cho Tòa án để được ghi vào sổ thụ lý, trừ trường hợp được miễn.

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng tính từ ngày Tòa án thụ lý vụ án. Trong trường hợp vụ án phức tạp hoặc gặp trở ngại khách quan, Chánh án có thể ra quyết định gia hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không vượt quá 2 tháng (theo khoản 1 và khoản 3 Điều 130 Luật Tố tụng hành chính năm 2015).

Bước 4: Xét xử

Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, hồ sơ vụ án sẽ được chuyển đến Tòa án có thẩm quyền để tiến hành xét xử phúc thẩm.

Bản án phúc thẩm của Tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật từ ngày tuyên án.

Nếu có căn cứ cho rằng việc xét xử của Tòa án vi phạm quy định của pháp luật hoặc có những tình tiết mới làm cho bản án của Tòa án không còn phù hợp, thì bản án sẽ được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

Bước 5: Thi hành án

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Kiện cấp sai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc và cung cấp dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng về các vấn đề liên quan đến đất đai như làm sổ đỏ đất vườn hết bao nhiêu tiền, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ công chứng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng thì phải giải quyết như thế nào?

Căn cứ Điều 106 Luật Đất đai 2013, nếu cán bộ công chức cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng đối tượng thì cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện việc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp sai quy định.

Trường hợp cấp sai đối tượng xử lý như thế nào?

• Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thanh tra cùng cấp thẩm tra; nếu kết luận là Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật thì thông báo cho người sử dụng đất biết rõ lý do; sau 30 ngày kể từ ngày gửi thông báo cho người sử dụng đất mà không có đơn khiếu nại thì ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;
• Trường hợp người sử dụng đất phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định của pháp luật đất đai thì gửi kiến nghị, phát hiện đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định nêu trên;
• Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện việc thu hồi và quản lý Giấy chứng nhận đã thu hồi theo quyết định thu hồi Giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền;
• Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền như quy định nêu trên thì có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

5/5 - (1 vote)