Làm sao biết đất có lên thổ cư được không?

09/11/2023 | 10:42 29 lượt xem Tài Đăng

Quỹ đất ở hiện nay ngày càng hạn chế, trong khi đó thì tình trạng dân số ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về nhà ở cũng đang tăng cao. Vậy nên đất ở (đất thổ cư) là một trong những loại đất đang có giá trị cao và nhiều người dân có mong muốn sở hữu. Trong một số trường hợp người dân muốn chuyển đổi mục đích sử dụng thửa đất của mình thành đất thổ cư. Vậy thì “Làm sao biết đất có lên thổ cư được không” hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu ngay nhé.

Đất thổ cư là gì?

Theo các nội dung được quy định của pháp luật về đất đai hiện nay không hề có quy định nào về loại đất có tên là đất thổ cư mà đây chỉ là cách gọi mà người dân dùng để chỉ đất ở bao gồm cả đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Loại đất này được sử dụng để xây nhà ở, xây dựng công trình đời sống dân cư. Pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định cụ thể về các vấn đề liên quan như là hạn mức giao đất ở, các loại đất ở….

Căn cứ theo Luật Đất đai 2013 đất tùy vào mục đích sử dụng được chia làm các loại như sau:

 Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

+ Đất trồng cây lâu năm;

+ Đất rừng sản xuất;

+ Đất rừng phòng hộ;

+ Đất rừng đặc dụng;

+ Đất nuôi trồng thủy sản;

+ Đất làm muối;

+ Đất nông nghiệp khác.

 Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

+ Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

+ Đất xây dựng công trình sự nghiệp;

+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp;

Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;

Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;

Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

+ Đất sử dụng vào mục đích công cộng;

+ Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

+ Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

+ Đất phi nông nghiệp khác.

– Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Như vậy, theo quy định hiện hành, không quy định về đất thổ cư. Đây là cách gọi của người dân đối với một loại đất phi nông nghiệp, cụ thể là đất ở. Bao gồm đất ở tại nông thôn (ký hiệu là ONT), đất ở tại đô thị (ký hiệu là OĐT). Hay nói cách khác, đất thổ cư không phải là loại đất theo quy định của pháp luật đất đai mà đây là cách thường gọi của người dân.

Theo Điều 15 Luật Đất đai 2013, đối với đất, nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất bằng 02 hình thức sau đây:

– Sử dụng đất ổn định lâu dài;

– Sử dụng đất có thời hạn.

Trong đó, đất thổ cư (đất ở) do hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp được sử dụng ổn định lâu dài (không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là sử dụng vĩnh viễn).

Các loại đất thổ cư

Đất ở là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, mục đích sử dụng của loại đất này được dùng để xây dựng nhà ở hay cá loại công trình khác phục vụ cho sự phát triển của đất nước cũng như phục vụ cho đời sống của nhân dân. Hiện hành, đất thổ cư hay còn gọi là đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại thành thị.

 Đất ở tại nông thôn

– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng tại nông thôn gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn;

Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

– Việc phân bổ đất ở tại nông thôn trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đồng bộ với quy hoạch các công trình công cộng, công trình sự nghiệp bảo đảm thuận tiện cho sản xuất, đời sống của nhân dân, vệ sinh môi trường và theo hướng hiện đại hóa nông thôn.

– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho những người sống ở nông thôn có chỗ ở trên cơ sở tận dụng đất trong những khu dân cư sẵn có, hạn chế việc mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

Làm sao biết đất có lên thổ cư được không

Đất ở tại đô thị

– Đất ở tại đô thị bao gồm đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư đô thị, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Đất ở tại đô thị phải bố trí đồng bộ với đất sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng, công trình sự nghiệp, bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị hiện đại.

– Nhà nước có quy hoạch sử dụng đất để xây dựng nhà ở tại đô thị, có chính sách tạo điều kiện để những người sống ở đô thị có chỗ ở.

– UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở;

Diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.

– Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê dt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.

Làm sao biết đất có lên thổ cư được không?

Hiện nay thị trường bất động sản đang khá là sôi nổi, đặc biệt là thị trường mua bán đất thổ cư bởi đây là loại đất đang có nhu cầu sử dụng ngày càng tăng cao. Để tăng cơ hội sinh lời, nhiều nhà đầu tư bất động sản đã lựa chọn mua lại các mảnh đất thuộc nhóm đất khác mà thông thường là đất nông nghiệp với hi vọng sau này có thể chuyển đổi mảnh đất đó lên thổ cư và bán lại để hưởng lợi từ phần chênh lệch giá.

Hiện nay, liên quan tới lĩnh vực này chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể. Mặc dù vậy, bạn có thể căn cứ vào một số loại giấy tờ, theo một số cách sau để kiểm tra.

Dựa trên thông tin về kế hoạch sử dụng đất đai của xã, huyện

Điều 52, Luật Đất đai đã quy định rõ về nội dung chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Có hai căn cứ bạn có thể tìm hiểu để đề nghị được thực hiện chuyển đổi:

  • kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt của cấp huyện nơi quản lý mảnh đất cần chuyển đổi
  • Nhu cầu chuyển đổi chính đáng, hợp lý đã được Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thẩm tra trong hồ sơ cũng như xác định ngoài thực địa.

Nói một cách ngắn gọn, nếu mảnh đất bạn muốn chuyển đổi lên thổ cư nằm trong diện tích được phép chuyển đổi theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện thì bạn có thể làm hồ sơ đề nghị.

Đến đây, một câu hỏi nữa lại được đặt ra là làm thế nào để biết được kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện? Theo như Luật Quy hoạch sử đổi bổ sung năm 2018 thì tất cả các thông tin này đều được công khai tại Ủy ban Nhân dân cấp xã, huyện và trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban Nhân dân huyện.

Cách kiểm tra đất có lên thổ cư được không thông qua gửi yêu cầu cung cấp dữ liệu về đất đai

Bạn có thể gửi yêu cầu cung cấp thông tin kế hoạch sử dụng đất của huyện trong năm tới văn phòng quản lý đất đai để được giải đáp. Đồng thời, cũng có thể yêu cầu cung cấp thông tin về mảnh đất mình đang có quyền sở hữu. Đây cũng là cách kiểm tra đất có lên thổ cư được không được nhiều người đang áp dụng.

Quyền khai thác thông về đất đai của người dân do Nhà nước cung cấp thông qua phiếu yêu cầu đã được quy định rõ tại Thông tư 34/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và môi trường sống không bao gồm việc tiết lộ dữ liệu thuộc bí mật quốc gia.

Căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Một số người cho rằng, có thể kiểm tra thông tin quy hoạch đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nét gạch đứt bên cạnh thông itn về thửa đất). Tuy hiên, không phải tất cả giấy chứng nhận đều bao gồm cả thông tin này. Đó là còn chưa kể tới việc trải qua thời gian dài, việc quy hoạch có thể đẫ được điều chỉnh.

Có thể nói, với việc công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, cách kiểm tra đất có lên thổ cư được không khá đơn giản và nhanh chóng.

Trong trường hợp bạn không biết cách xác định hoặc không thông thạo về việc kiểm tra vị trí của thửa đất hoặc độc các thông tin trong kế hoạch, bạn có thể đến trực tiếp hoặc gửi yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền để được giải đáp về khả năng chuyển đổi.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Làm sao biết đất có lên thổ cư được không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật sư tranh chấp đất đai. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp

Để chuyển đổi đất đất lên thổ cư cần làm gì?

Sau khi biết cách kiểm tra đất có lên thổ cư được không và xác định được rằng thửa đất của mình nằm trong diện được phép chuyển đổi, bạn cần chuẩn bị hồ sơ nghị để gửi tới cơ quan có thẩm quyền.
Dù thuộc diện tích được phép chuyển đổi song không có nghĩa rằng yêu cầu của bạn chắc chắn sẽ được chấp thuận mà cần có sự xem xét, đánh giá cụ thể.
Khi thực hiện việc nộp hồ sơ đề nghị được chuyển đổi mục đích sử dụng của đất, bạn nên lưu ý:
Mảnh đất đó của bạn phải được nhà nước chứng nhận quyền sử dụng
Không thuộc các trường hợp đang bị tranh chấp hoặc phong tỏa để điều tra
Thực hiện đầy đủ giấy tờ, thủ tục đã được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn
Sau khi tiếp nhận, hồ sơ của bạn sẽ được cơ quan nhà nước tiến hành xử lý và trả lời bằng văn bản theo quy định của pháp luật.

Đất thổ cư và đất thổ canh khác nhau ở điểm nào?

Đất thổ cư và đất thổ canh là hai loại đất hoàn toàn khác nhau; cần phân biệt rõ ràng trước khi quyết định mua đất. Theo điều 13 Luật Đất đai năm 2013; thì đất thổ canh là đất nông nghiệp còn đất thổ cư là đất phi nông nghiệp. Cụ thể là:
Đất thổ cư là loại đất chuyên xây các công trình phục vụ nhu cầu đời sống dân sinh; như nhà ở, các công trình phụ trợ cho nhà ở,…
Đất thổ canh là đất dùng cho mục đích sản xuất hoặc nuôi trồng thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Đất này cũng có thể phục vụ một số mục đích đặc thù; như nuôi thủy hải sản hoặc khai thác muối,…

5/5 - (1 vote)