Luật Đê điều 2006 có còn hiệu lực không?

09/11/2023 | 09:41 4 lượt xem Trà Lý

Luật Đê điều 2006 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều. Tính đến hiện tại, Luật Đê điều đã có hiệu lực 17 năm và đã có một số sửa đổi bổ sung. Vậy, Luật Đê điều 2006 có còn hiệu lực không? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua nội dung dưới đây nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:79/2006/QH11Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:29/11/2006Ngày hiệu lực:01/07/2007
Ngày công báo:25/06/2007Số công báo:Từ số 410 đến số 411
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Luật Đê điều 2006 hiện hành quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều. Tại Luật này có những nộidung nội bật mà người dân cần phải nắm được. Do đó, để nắm rõ hơn các quy định về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung dưới đây nhé.

Luật Đê điều 2006 quy định: quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được rà soát, bổ sung định kỳ mười năm một lần hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai…

Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng, hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển…

Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho UBND nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý…

Những công trình, nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời, trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được mở rộng diện tích mặt bằng… Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, Chủ tịch UBND các cấp phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ, quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn…
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.

Nội dung Luật đê điều 2006

Luật Đê điều 2006 được hướng dẫn bởi Nghị định 53/2019/NĐ-CP.

Từ ngày 01/7/2021, Luật này được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020.

Tải xuống Luật Đê điều 2006

Luật Đê điều 2006 có còn hiệu lực không?

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Luật Đê điều 2006 có còn hiệu lực không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật đất đai với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Đê điều 2006 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) về nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều như sau:
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều
1. Bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế – xã hội.
2. Bảo vệ đê điều là trách nhiệm của toàn dân, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân.
3. Tuân thủ quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều đã được phê duyệt; bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, đồng bộ, khả năng thoát lũ trên toàn tuyến sông; kết hợp đồng bộ các giải pháp tổng thể về trồng và bảo vệ rừng đầu nguồn, xây dựng hồ chứa nước ở thượng lưu, thanh thải vật cản, nạo vét lòng sông, làm thông thoáng dòng chảy, phân lũ, làm chậm lũ.
4. Phòng, chống lũ hiệu quả, kết hợp với phát triển giao thông, bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo tồn di tích lịch sử – văn hóa của dân tộc, phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản.
Theo đó, nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều là những nguyên tắc được quy định tại Điều 5 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc bảo đảm phát triển bền vững, quốc phòng, an ninh; bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, chủ quyền và lợi ích quốc gia; góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

Nhà nước có những chính sách gì trong lĩnh vực đê điều?

Căn cứ Điều 6 Luật Đê điều 2006 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 13 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định về chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều như sau:
Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều
1. Đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích và tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến kết hợp với các biện pháp truyền thống vào việc xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ đê điều và hướng tới các giải pháp chủ động trong hoạt động quy hoạch.
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa và bảo vệ đê điều kết hợp phát triển kinh tế – xã hội; bảo vệ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.
4. Hỗ trợ khắc phục hậu quả của lũ, lụt, bão, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho vùng bị ảnh hưởng của việc phân lũ, làm chậm lũ, vùng dân cư sống chung với lũ; dành một khoản kinh phí cho việc xử lý đột xuất sự cố đê điều trước, trong và sau mỗi đợt mưa, lũ, bão.
Như vậy, trong lĩnh vực đê điều thì Nhà nước có những chính sách được quy định tại Điều 6 nêu trên. Trong đó có chính sách đầu tư cho đê điều và ưu tiên đầu tư các tuyến đê xung yếu, các tuyến đê kết hợp quốc phòng, an ninh.

5/5 - (1 vote)