Luật Lâm nghiệp 2017 quy định những nội dung gì?

25/10/2023 | 09:36 8 lượt xem Trà Lý

Năm 2017 Quốc hội đã thông qua Luật Lâm nghiệp năm 2017 để thay thế cho Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004. Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản. Người sản xuất rừng, sử dụng đất rừng cần nắm được các quy định tại Luật Lâm nghiệp 2017 để tuân thủ pháp luật. Hãy tải xuống Luật Lâm nghiệp 2017 tại bài viết dưới đây để nắm rõ hơn các quy định trong Luật Lâm nghiệp 2017 nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:16/2017/QH14Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành:15/11/2017Ngày hiệu lực:01/01/2019
Ngày công báo:27/12/2017Số công báo:Từ số 1057 đến số 1058
Tình trạng:Còn hiệu lực

Nội dung nổi bật

Luật Lâm nghiệp 2017 số 16/2017/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua vào ngày 15/11/2017. Theo đó, Luật Lâm nghiệp 2017 sẽ có một số thay đổi so với luật Lâm nghiệp cũ. Do đó, để thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành thì cá nhân, tổ chức cần nắm được cá quy định mới tại Luật Lâm nghiệp 2017. Vậy, Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về những nội dung gì? Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung sau đây nhé.

Luật Lâm nghiệp bao gồm 12 chương và 108 điều. Trong đó tiêu đề của từng chương như sau:

– Chương I: Những quy định chung

– Chương II: Quy hoạch lâm nghiệp

– Chương III: Quản lý rừng

+ Mục 1: Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng

+ Mục 2: Tổ chức quản lý rừng

+ Mục 3: Quản lý rừng bền vững

+ Mục 4: Đóng, mở rừng tự nhiên

+ Mục 5: Điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến, cơ sở dữ liệu rừng

– Chương IV: Bảo vệ rừng

– Chương V: Phát triển rừng

– Chương VI: Sử dụng rừng

+ Mục 1: Sử dụng rừng đặc dụng

+ Mục 2: Sử dụng rừng phòng hộ

+ Mục 3: Sử dụng rừng sản xuất

+ Mục 4: Dịch vụ môi trường rừng

– Chương VII: Chế biến và thương mại lâm sản

+ Mục 1: Chế biến lâm sản

+ Mục 2: Thương mại lâm sản

– Chương VIII: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng

+ Mục 1: Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng

+ Mục 2: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ

+ Mục 3: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức kinh tế

+ Mục 4: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư

+ Mục 5: Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là đơn vị vũ trang; tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

– Chương IX: Định giá rừng, đầu tư, tài chính trong lâm nghiệp

+ Mục 1: Định giá rừng trong lâm nghiệp

+ Mục 2: Đầu tư và tài chính trong lâm nghiệp

– Chương X: Khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp

– Chương XI: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và kiểm lâm

+ Mục 1: Quản lý nhà nước về lâm nghiệp

+ Mục 2: Kiểm lâm

– Chương XII: Điều khoản thi hành

Luật Lâm nghiệp 2017 quy định những nội dung gì?

Về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp, so với quy định trước đây, Luật Lâm nghiệp 2017 đã bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm là:

+ Chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng; + Trưng bày, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Xây dựng, đào bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên… làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng;

+ Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

Luật Lâm nghiệp 2017 cũng quy định về các dịch vụ môi trường rừng và nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bên sử dụng dịch vụ như điều tiết, duy trì nguồn nước, bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch… sẽ phải thực hiện chi trả trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ (chủ rừng) trên cơ sở tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định.

Bên cạnh đó, Luật Lâm nghiệp 2017 cũng quy định về việc Nhà nước xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, về chế biến và thương mại lâm sản áp dụng với cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng. Cơ sở chế biến và cơ sở thương mại lâm sản được sản xuất, kinh doanh những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm.

Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Luật Lâm nghiệp 2017 quy định những nội dung gì?

Tải xuống Luật Lâm nghiệp 2017

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Luật Lâm nghiệp 2017 quy định những nội dung gì?” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Chính sách của Nhà nước về lâm nghiệp như thế nào?

Theo Điều 4 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định nhà nước có các chính sách trong hoạt động lâm nghiệp cụ thể như sau: 
– Nhà nước có chính sách đầu tư và huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động lâm nghiệp gắn liền, đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
– Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
– Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoạt động lâm nghiệp.
– Nhà nước tổ chức, hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng sản xuất; giống cây trồng lâm nghiệp, phục hồi rừng, trồng rừng mới; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới;…
– Nhà nước khuyến khích sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; sản xuất lâm nghiệp hữu cơ; bảo hiểm rừng sản xuất là rừng trồng.
– Nhà nước bảo đảm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc vào rừng được giao rừng gắn với giao đất để sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp.
– Được hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng với chủ rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng; được thực hành văn hóa, tín ngưỡng gắn với rừng theo quy định của Chính phủ.

Các nguyên tắc trong hoạt động lâm nghiệp ra sao?

Các nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp được quy định tại Điều 3 Luật Lâm nghiệp 2017, bao gồm:
– Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.
– Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
– Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
– Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định Luật Lâm nghiệp 2017 hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.

5/5 - (1 vote)