Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai

18/07/2023 | 08:16 95 lượt xem Bảo Nhi

Đơn khiếu nại đền bù đất đai là văn bản mà cá nhân hay tổ chức sử dụng để đề nghị đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định về vụ việc hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có quyền quyết định trong cơ quan nhà nước trong việc bồi thường đất cho người dân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi hành chính đó có điều trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Khiếu nại 2011

Khiếu nại đền bù đất đai

Trong quan hệ pháp luật đất đai, người sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật đất đai.

Luật Khiếu nại 2011 đã định nghĩa về khiếu nại thì khiếu nại đất đai là việc người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến quyền sử dụng đất bị ảnh hưởng quyền lợi theo thủ tục của Luật Khiếu nại, có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Nội dung mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai

Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai

Việc đền bù, bồi thường và giải phóng mặt bằng khi Nhà Nước thu hồi đất đai là một vấn đề quan trọng và cũng là vấn đề thắc mắc chủ yếu của chủ thể bị thu hồi đất.

Thẩm quyền giải quyết

Nếu bạn muốn khiếu nại về hành vi hành chính, quyết định hành chính liên quan đến vấn đề đền bù đất đai thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại lên người có thẩm quyền đã ra quyết định hành chính đó hoặc lên cơ quan có người có hành vi hành chính mà bạn cho là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Cụ thể là nếu bạn muốn khiếu nại về quyết định bồi thường, thu hồi đất thì bạn có thể gửi đơn trực tiếp đến người đã ra quyết định này.

  • Tại Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định chủ thể có thẩm quyền thu hồi đất là chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc chủ tịch UBND cấp huyện, tùy theo trường hợp cụ thể.
  • Đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất thuộc về chủ tịch UBND cấp huyện.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Theo đó, bạn có thể gửi khiếu nại về quyết định đền bù đất lên chủ thể này.

Thông tin người khiếu nại và người bị khiếu nại

Người làm đơn phải trình bày cụ thể về lý lịch cá nhân bao gồm:

  • Họ và tên người khiếu nại;
  • Năm sinh;
  • Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;
  • Địa chỉ đăng ký thường trú;
  • Địa chỉ liên hệ;
  • Số điện thoại liên lạc.

Đối với thông tin của người ra quyết định đền bù đất bị khiếu nại, cần đảm bảo các thông tin về:

  • Họ và tên người ra quyết định;
  • Chức vụ của họ;
  • Địa chỉ làm việc;
  • Địa chỉ cư trú (nếu có)

Đối tượng khiếu nại

Thể hiện rõ khiếu nại về việc đền bù đất đai không thỏa đáng, của cơ quan nào ra quyết định; số quyết định; ngày tháng năm ra quyết định; người ký quyết định.         

Giải trình khiếu nại

Người làm đơn khiếu nại phải thể hiện các nội dung như:

  • Tóm tắt vấn đề đền bù đất đai và giải phóng mặt bằng diễn ra như thế nào, bất cập ở đâu, vì sao lại có quyết định thu hồi đất, bạn được đền bù như thế nào, đất của bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không: ghi ngắn gọn, rõ ràng, trung thực diễn biến nội dung vụ việc khiếu nại;
  • Những quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm: phải ghi rõ quyết định đền bù đất không thỏa đáng đã xâm phạm đến những quyền và lợi ích hợp pháp nào của mình ra sao;
  • Chứng minh sự thiệt hại,…
  • Quá trình khiếu nại và kết quả giải quyết khiếu nại (nếu đây không phải là khiếu nại lần đầu): Ghi rõ đã gửi đơn đến cơ quan nào; đã được những cơ quan nào giải quyết và kết quả giải quyết;
  • Căn cứ pháp lý và dẫn chứng thực tiễn chứng minh quyết định đền bù đất có sự vi phạm (dựa vào Luật Đất đai 2013, Luật khiếu nại 2011, các nghị đinh thông tư liên quan đến việc đền bù, quy trình tiến hành thu hồi và đền bù đã đúng quy định pháp luật chưa, giá đất bồi thường và giá đất trên thực tế có chệnh lệch nhiều không,… )

Yêu cầu khiếu nại

Người làm đơn cần đưa ra yêu cầu khiếu nại của mình như yêu cầu xem xét lại giá đất đền bù phù hợp với thực tế, yêu cầu kiểm tra lại quá trình thu hồi đất, lập phương án đền bù, lấy ý kiến người dân nơi có đất bị thu hồi, đề ghị thẩm tra, xác minh lại  và xem xét lại quyết định, hành vi để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, người liên quan đến quyền sử dụng đất, kiến nghị bồi thường đất đai ….

Phần cuối đơn

Người viết đơn cam đoan những nội dung trình bày trong đơn là đúng sự thật và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung vừa nêu nếu có gian dối. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.

Các tài liệu cần có kèm theo

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
  • Giấy tờ liên quan đến quá trình sử dụng đất,
  • Phương án đền bù đất đai của chính quyền địa phương,
  • Quyết định thu hồi đất để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng,
  • Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng,
  • Thông báo di dời, giải tỏa,
  • Thông báo thực hiện cưỡng chế,
  • Quyết định về giá đất cụ thể,
  • Hình ảnh, sơ đồ, video chứng minh sự sai phạm…..

Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai

Hướng dẫn viết Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai

Bước 1: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

-Thẩm quyền giải quyết được thể hiện trong phần kính gửi. Phần này, người khiếu nại cần xác định chính xác cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

-Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định bồi thường khi thu hồi đất do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh giải quyết (lần đầu) hoặc do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường giải quyết (lần hai).

Bước 2: Thông tin người khiếu nại, người bị khiếu nại

-Người làm đơn phải ghi rõ họ tên, năm sinh, thông tin về chứng minh nhân dân/căn cước công dân, địa chỉ cư trú, số điện thoại,… để cơ quan có thẩm quyền giải quyết thuận tiện trong việc tiến hành tống đạt văn bản và triệu tập khi cần thiết.

-Về thông tin của người bị khiếu nại thì ghi đầy đủ và chính xác người ban hành quyết định bồi thường, cụ thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/tỉnh và địa chỉ làm việc của họ.

Bước 3: Đối tượng khiếu nại

Đối tượng khiếu nại là quyết định hành chính cụ thể là quyết định bồi thường của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện/cấp tỉnh.

Bước 4: Nội dung khiếu nại

Tóm tắt nguồn gốc sử dụng đất, quá trình tạo lập và hiện trạng sử dụng đất

Quyết định bồi thường được ban hành do ai ban hành? Ban hành khi nào? Phân tích và chỉ ra những điểm sai phạm trong quyết định xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi (diện tích đất, loại đất, vị trí đất, giá đất,… không phù hợp)

Căn cứ chứng minh những sai phạm của cơ quan ban hành quyết định

Hậu quả của quyết định bồi thường đối với người có đất bị thu hồi

Bước 5: Yêu cầu giải quyết khiếu nại

Hủy quyết định bồi thường đất

Bồi thường giá trị sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Bước 6: Ký tên hoặc điểm chỉ kèm theo tài liệu, chứng cứ liên quan.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi là gì?

Khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai năm 2013 quy định điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với cá nhân, hộ gia đình như sau:
“1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này;…”.
Như vậy, để được bồi thường về đất thì cá nhân, hộ gia đình cần đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm.
(2) Có Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) hoặc đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp.
Bồi thường về đất dựa trên nguyên tắc (Điều 74 Luật Đất đai 2013):
– Người sử dụng đất được bồi thường khi có đủ điều kiện được bồi thường (được quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013)
– Thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất
– Đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
– Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại: các chi phí đầu tư còn lại vào đất bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí:
– Chi phí san lấp mặt bằng;
– Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;
– Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;
– Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.
Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại:
Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất. Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại;
Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

Tài liệu kèm theo mẫu đơn khiếu nại đền bù đất đai?

Khi khiếu nại đền bù đất đai, ngoài đơn khiếu nại bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau trong hồ sơ:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
– Giấy tờ liên quan đến quá trình sử dụng đất,
– Phương án đền bù đất đai của chính quyền địa phương,
– Quyết định thu hồi đất để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng,
– Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng,
– Thông báo di dời, giải tỏa,
– Thông báo thực hiện cưỡng chế,
– Quyết định về giá đất cụ thể,
– Hình ảnh, sơ đồ, video chứng minh sự sai phạm…

5/5 - (1 vote)