Quy định chi tiết về mức giá đền bù đất lâm nghiệp

24/07/2023 | 02:44 29 lượt xem Bảo Nhi

Ngày nay với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước nên các dự án quy hoạch để được xây dựng phục vụ cho công nghiệp, hiện đại đất nước càng xuất hiện nhiều. Để đáp ứng cho việc quy hoạch thì Nhà nước cũng tiến hành thu hồi đất ở những vùng, các địa phương tuỳ thuộc vào dự án quy hoạch như đất thổ cư, đất lâm nghiệp,… Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giá đền bù đất lâm nghiệp” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Phân loại đất lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp là đất thuộc nhóm đất nông nghiệp bao gồm các nhóm đất nhỏ như đất rừng tự nhiên; đất trồng rừng, nuôi dưỡng làm giàu rừng; đất khoanh nuôi tu bổ tái sinh phục hồi rừng và đất để nghiên cứu thí nghiệm về rừng.

Theo Điều 10 Luật Đất đai năm 2013, đất lâm nghiệp được chia thành các loại sau: đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất và đất rừng đặc dụng. Cụ thể như sau:

– Đất rừng phòng hộ là những diện tích đất lâm nghiệp được dùng để chống xói mòn, sạt lở, giảm thiểu những thiệt hại gây ra bởi thiên tại và điều hoà khí hậu. Đất rừng phòng hộ bao gồm 02 loại đó là: Đất rừng phòng hộ để chắn sóng, lấn biển, chắn gió, chắn cát và Đất rừng phòng hộ những nơi biên giới, đất rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước sạch cho cộng đồng;

– Đất rừng đặc dụng là diện tích đất lâm nghiệp được dùng vào mục đích giữ gìn và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên. Bên cạnh đó đất rừng đặc dụng còn được dùng cho việc thí nghiệm, nghiên cứu liên quan đến rừng và các loại động vật, thực vật sinh sống trong rừng. Một số trường hợp khác được dùng để phục vụ du lịch kết hợp nghỉ dưỡng và được bảo tồn làm di tích lịch sử quốc gia như vườn quốc gia; khu dự trữ thiên nhiên; khi vườn thực vật, rừng giống quốc gia;…

– Đất rừng sản xuất là diện tích đất lâm nghiệp được dùng vào mục đích sản xuất và cung ứng lâm sản phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của con người. Nói về vấn đề kinh doanh, một số đất rừng sản xuất còn được sử dụng với mục đích cung cấp dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.

Điều kiện đất rừng sản xuất được đền bù khi bị thu hồi

2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

Theo quy định nêu trên, người sử dụng đất rừng sản xuất khi bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ nếu thuộc trường hợp:

– Thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh;

– Thu hồi rừng để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;

– Giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 75 Luật Đất đai 2013, điều kiện để người sử dụng đất rừng sản xuất là hộ gia đình, cá nhân được bồi thường về đất như sau:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;

– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp (trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai 2013);

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận mà chưa được cấp.

Giá đền bù đất lâm nghiệp

Quy định chi tiết về mức giá đền bù đất lâm nghiệp

Tìm hiểu về giá bồi thường đất rừng sản xuất, chúng ta có thể tham khảo khung giá đất rừng sản xuất được quy định kèm theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 19/12/2019, theo đó:

  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng trung du và miền núi phía Bắc tối thiểu là 2.000đ/m2 và tối đa là 45.000đ/m2
  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng đồng bằng sông Hồng tối thiểu là 9.000đ/m2  và tối đa là 82.000đ/m2
  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng Bắc Trung bộ tối thiểu là 1.500đ/m2  và tối đa là 30.000đ/m2
  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng duyên hải Nam Trung bộ tối thiểu là 1.000đ/m2  và tối đa là 60.000đ/m2
  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng đồng bằng sông Hồng tối thiểu là 9.000đ/m2  và tối đa là 82.000đ/m2
  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng Tây Nguyên tối thiểu là 1.500đ/m2  và tối đa là 50.000đ/m2
  • Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng Đông Nam bộ tối thiểu là 8.000đ/m2  và tối đa là 90.000đ/m2
  • Giá đất rừng sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long ở các xã đồng bằng tối thiểu là 8.000đ/m2  và tối đa là 142.000đ/m2.

Công thức xác định mức giá bồi thường đất rừng sản xuất

Để xác định được mức giá đền bù cụ thể đối với đất rừng sản xuất, các cán bộ địa chính thường áp dụng các căn cứ pháp lý sau đây:

  • Điểm đ, Khoản 4, Điều 114, Luật Đất đai 2013.
  • Khoản 4, Điều 3, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.
  • Nghị định số 96/2019/NĐ-CP.
  • Khoản 5, Điều 4, Nghị định số 44/2021/NĐ-CP.

Công thức tính giá bồi thường đất rừng sản xuất cụ thể là:

Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất = Tổng diện tích đất rừng sản xuất do Nhà nước thu hồi (m2) x Đơn giá đền bù đất rừng sản xuất (VNĐ/m2)

Trong đó: Giá đền bù đất (VNĐ/m2) = Giá đất theo khung giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất.

Cụ thể, khung giá đất do UBND cấp tỉnh hoặc tương đương ban hành. Thông thường khung giá đất này sẽ được áp dụng theo giai đoạn 5 năm, hết 5 năm thì UBND có thể cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Để biết mảnh đất đang được áp dụng khung giá nào cần xác định chính xác vị trí và tra trong bảng giá đã được ban hành.

Hệ số điều chỉnh giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định thu hồi đất chính thức từ cơ quan có thẩm quyền. Hệ số đất của các mảnh đất có thể khác nhau vì hệ số này không được sử dụng cố định theo năm hay giai đoạn.

Lưu ý: Nhà nước chỉ đền bù đối với diện tích đất nằm trong hạn mức cấp đất nông nghiệp do địa phương trình lên từ trước. Phần đất vượt hạn mức dù đủ điều kiện được đền bù cũng chỉ nhận được bồi thường chi phí đầu tư thay vì nhận được tiền đền bù đối với đất.

Ví dụ 1:  Hộ gia đình A có 2 hecta đất rừng sản xuất vùng Đồng bằng Sông Hồng bị thu hồi. Giá đền bù đất rừng sản xuất tại đồng bằng Sông Hồng bị thu hồi trên 1ha là 10.000 VNĐ/m2, không vượt quá 500.000.000đ/chủ sử dụng đất. Nếu hộ gia đình A được Nhà nước bồi thường đất thì tổng số tiền bồi thường nhận được tính như sau:

  1. Tổng diện tích đất rừng sản xuất bị thu hồi của hộ gia đình A là 2ha = 20.000m2
  2. Đơn giá bồi thường đất rừng sản xuất tại đồng bằng Sông Hồng là 10.000VNĐ/m2

Tổng số tiền đền bù đất rừng sản xuất của hộ A = (1) x (2) = 20.000 x 10.000= 200.000.000 (VNĐ)

Vậy Hộ gia đình A sẽ nhận được tiền bồi thường cho 2ha đất rừng sản xuất bị thu hồi là 200 triệu.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi “Giá đền bù đất lâm nghiệp”Để biết thêm các thông tin pháp luật về đất đai hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Đất lâm nghiệp có được đền bù không khi Nhà nước thu hồi?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 26 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất
3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất lâm nghiệp vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất sẽ được đền bù theo quy định.

Có được xây nhà trên đất nông lâm nghiệp không?

Người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất. Đúng mục đích được hiểu là loại đất được quy định sử dụng với mục đích nào thì người sử dụng đất phải sử dụng đất với đúng mục đích đó.
Vậy nên, nếu bạn đang sử dụng đất nông lâm nghiệp thì chỉ có thể được phép trồng cây lâm nghiệp, nông nghiệp, canh tác, khai thác và sử dụng các loại cây trồng/vật nuôi theo từng loại đất cụ thể mà không được phép xây dựng nhà ở trên loại đất này. Nhà ở chỉ được xây dựng trên đất ở (một loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp).

5/5 - (1 vote)