Quy định 2023 đất không có đường đi có bán được không?

12/07/2023 | 02:23 14 lượt xem Bảo Nhi

Đất không có đường đi có thể được người dân hiểu là phần đất được nằm bao bọc bởi những bất động sản vây xung quanh, mà tại đó, lối đi này rất hạn hẹp hoặc nó đã không còn đủ để di chuyển hay thậm chí là không có lối đi. Trên thực tế có thể thấy rằng, đã có khá nhiều vụ việc gây tranh cãi về lối đi riêng, về lợi ích có liên quan đến sự việc này. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất không có đường đi có bán được không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015
  • Luật Đất đai 2013

Quy định chung về đất không có đường đi

Phần đất không có đường đi hay còn gọi là đất không có lối đi là phần diện tích đất của người ở phía bên trong bị vây bọc xung quanh những bất động sản của chủ sở hữu khác mà không có đủ lối đi ra đường lớn. Đất không có đường đi cũng có thể được xác định là những thửa đất khi tra cứu trên bản đồ địa chính không thể hiện trên bản đồ phần đường đi vào.

Phần lối đi dẫn ra đường lớn được người dân sử dụng làm lối đi chung, tuy nhiên thực tế việc xác định diện tích để xây dựng lối đi chung không rõ ràng rất dễ phát sinh những tranh chấp.

Đất không có đường đi có bán được không?

Quy định 2023 đất không có đường đi có bán được không

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

– Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai 2013 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai 2013;

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật đất đai 2013, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật đất đai 2013.

Mặt khác, quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề còn được quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

Như thế, trong trường hợp của bạn, nếu người bán cho bạn đảm bảo điều kiện để chuyển nhượng trên thì người bán có quyền chuyển nhượng trong trường hợp này mà không bắt buộc phải có lối đi mới chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Lối đi qua bất động sản liền kề bạn có thể thỏa thuận với chủ sở hữu hợp pháp. Sau khi thỏa thuận được thì bạn có thể đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế. 

Giải quyết đất không có đường đi

Nhiều trường hợp người mua đất sau khi làm thủ tục mua bán mới biết đất không có đường đi. Vậy trường hợp này giải quyết như thế nào?

Thứ nhất: Thỏa thuận

Để giải quyết lối đi cho thửa đất thì cần phải có sự đồng ý của chủ đất bao bọc nhượng lại một phần đất làm lối đi. Và như vậy, việc đầu tiên cần phải làm đó là thỏa thuận. Thỏa thuận này thường bao gồm chi phí xây dựng, tiền đền bù, diện tích đất làm đường đi…

Thứ hai: Đăng ký biến động đất đai

Việc đăng ký biến động đất đai là để xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng với phần đất đó.

Thứ ba: Làm hồ sơ gửi đến cơ quan nhà nước

Để thực hiện thủ tục tại cơ quan nhà nước, người có yêu cầu chuẩn bị hồ sơ gồm:

– Giấy tờ đăng ký biến động đất đai;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các bên liên quan;

– Thỏa thuận của các bên liên quan trong việc mở lối đi chung;

– Bản vẽ thể hiện kích thước, vị trí của bất động sản.

Hồ sơ này sẽ được gửi đến văn phòng đăng ký đất đai, chuyên viên phòng đăng ký đất đai sẽ kiểm tra, cập nhật hồ sơ địa chính trên cơ sở dữ liệu đất đai.

Trong trường hợp xấu, yêu cầu mở lối đi chung không được sự đồng ý của các chủ đất bao bọc thì cần phải làm đơn yêu cầu giải quyết và gửi đến tòa án, yêu cầu tòa án can thiệp và xác định lại.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi “Đất không có đường đi có bán được không”Để biết thêm các thông tin pháp luật về đất đai hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Cách thức giải quyết khi đất không có đường đi có tách thửa được không?

Trường hợp người có đất bị vây bọc đề nghị mở lối đi nhưng không được người có bất động sản vây bọc chấp thuận, thì cách giải quyết là yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hoặc Tòa án giải quyết.
Theo đó, có 02 cách giải quyết tranh chấp, bao gồm:
Cách 1: UBND tiến hành hòa giải
Việc thương lượng và hòa giải là biện pháp tốt nhất nhằm giảm tối thiểu những rủi ro và tiết kiệm thời gian, chi phí cho đôi bên. Việc làm này thường đi đến kết quả tốt đẹp và được thụ lý hồ sơ nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các bên.
Thủ tục hòa giải được tiến hành theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013.
Cách 2: Tòa án giải quyết
Trong trường hợp không thể hòa giải, các bên có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Quy trình khởi kiện được thực hiện theo Bộ Luật tố tụng dân sự và giải quyết theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013.

Đất không có đường đi, sang tên được không?

Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định các điều kiện để được sang tên đất đai bao gồm:- Có Sổ đỏ/Sổ hồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai;
– Đất không có tranh chấp tại thời điểm sang tên;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Đất vẫn đang trong thời hạn sử dụng.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 191 Luật Đất đa 2013 quy định các trường hợp không được nhận chuyển nhượng đất gồm:
Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
Trường hợp 2: Đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân thì tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Trường hợp 3: Không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
Trường hợp 4: Nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng thì hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng.
Như vậy, nếu chỉ vì lý do là đất không có đường đi mà không được sang tên thì trả lời của cán bộ tiếp nhận hồ sơ là không có cơ sở.

5/5 - (1 vote)