Quy định pháp luật bao nhiêu mét thổ cư thì được xây nhà

06/07/2023 | 07:58 19 lượt xem Bảo Nhi

Đã có khá nhiều trường hợp người dân đã gặp không ít khó khăn trong quá trình chuyển nhượng đất ở nông thôn. Điều này đã khiến họ tốn nhiều thời gian cũng như chi phí mới có thể hoàn thành xong thủ tục hay giấy tờ cần thiết. Lý do chủ yếu là vì người dân đã không nắm rõ thủ tục chuyển nhượng đất, dẫn đến sự sai sót giấy tờ và làm cho quá trình chuyển nhượng tốn nhiều thời gian hơn. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Bao nhiêu mét thổ cư thì được xây nhà” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Đất đai 2013

Các trường hợp xây dựng nhà ở được miễn giấy phép xây dựng

– Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

– Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

Bao nhiêu mét thổ cư thì được xây nhà?

Quy định pháp luật bao nhiêu mét thổ cư thì được xây nhà

Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về diện tích tối thiểu cua đất thổ cư để xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, cũng liên quan đến vấn đề này, pháp luật đất đai có quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đất ở để xây dựng nhà, công trình.

Theo đó, khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, để được tách thửa cần có đủ các điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận.

– Đất không có tranh chấp.

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

– Đất còn thời hạn sử dụng.

– Thửa đất đáp ứng được điều kiện về diện tích và kích thước chiều cạnh tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành.

Cụ thể về diện tích tối thiểu để tách thửa, khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.

Đồng thời, khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định thêm:

“UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.

Căn cứ các quy định nêu trên, có thể thấy, do diện tích tối thiểu được tách thửa đất thổ cư ở mỗi địa phương là khác nhau, vì vậy diện tích tối thiểu để được xây nhà ở mỗi địa phương cũng khác nhau.

Ví dụ:

– Diện tích tối thiểu tách thửa đất thổ cư tại Hà Nội

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quyết định 20/2017/QĐ-UBND, các thửa đất được hình thành từ việc tách thửa phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

  • Có chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3 mét trở lên;
  • Có diện tích không nhỏ hơn 30 m2 đối với khu vực các phường, thị trấn và không nhỏ hơn 50% hạn mới giao đất ở (mức tối thiểu) theo quy định đối với các xã còn lại.

Khi chia tách thửa đất có hình thành ngõ đi sử dụng riêng thì ngõ đi phải có mặt cắt ngang từ 2m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các xã và từ 1m trở lên đối với thửa đất thuộc khu vực các phường, thị trấn và các xã giáp ranh.

– Diện tích tối thiểu tách thửa đất thổ cư tại TP. Hồ Chí Minh

Căn cứ theo điểm b, khoản 1 Điều 5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND, diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau:

Khu vựcThửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa
Khu vực 1:Gồm các Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Gò vấp, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình và Tân Phú.Tối thiểu 36m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 03 mét.
Khu vực 2:Gồm các Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và Thị trấn các huyện.Tối thiểu 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét.
Khu vực 3:Gồm huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn).Tối thiểu 80m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 05 mét.

Quy trình thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng nhà ở

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (Quý khách có thể liên hệ trực tiếp Luật Dương Gia để được hướng dẫn cách viết đơn theo đúng quy chuẩn của pháp luật).

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

– Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

– Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định nêu trên, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Các bước thực hiện nộp hồ sơ xin giấy phép xây dựng

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đầu tư nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng; kiểm tra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặc hướng dẫn để chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theo quy định.

Bước 3: Nhận kết quả và nộp lệ phí theo quy định

Căn cứ lịch hẹn tại giấy biên nhận, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ tới trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được xác nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng vẫn chưa nhận được kết quả, tổ chức, cá nhân cần yêu cầu văn bản trả lời của cơ quan cấp giấy phép xây dựng, nếu có kéo dài cũng không được quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn cấp giấy phép xây dựng.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi “Bao nhiêu mét thổ cư thì được xây nhà”Để biết thêm các thông tin pháp luật về đất đai hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Đất thổ cư có được làm sổ đỏ không?

Đất thổ cư vẫn có thể được làm sổ đỏ (hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Thậm chí khi đã phân lô đủ diện tích thì người sử dụng đất vẫn có thể tách thửa để làm sổ đỏ riêng cho từng mảnh đất. Để đăng ký làm sổ đỏ, bạn cần chuẩn bị đủ các giấy tờ và nộp đủ các loại chi phí như sau:
Theo Khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về người sử dụng đất cần nộp hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất bao gồm:
-01 Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu 01 (ban hành kèm theo thông tư 30/2014/TT-BTNMT).
-Các giấy tờ, giấy chứng nhận liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất.
Người sử dụng đất cần nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi thửa đất tọa lạc

Xây nhà sai vị trí đất thổ cư bị xử lý thế nào?

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc xây dựng nhà sai vị trí đất thổ cư là hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, các hành vi có thể bị xử phạt theo Nghị định này gồm:
– Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất vườn tạp là đất trồng lúa sang đất thổ cư/đất ở (khoản 3 Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP):
+ Phạt 03 triệu đồng nếu là đất ở nông thôn;
+ Phạt 06 triệu đồng nếu là đất ở thành thị.
– Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất vườn tạp là đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất thổ cư/đất ở (khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP): Mức phạt căn cứ vào diện tích đất chuyển mục đích/xây dựng trái phép:
+ Thấp nhất là 03 triệu nếu diện tích vi phạm là dưới 0,02ha;
+ Cao nhất có thể lên tới 250 triệu đồng nếu diện tích đất vi phạm là từ 5ha trở lên.
– Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất vườn tạp là đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất thổ cư/đất ở (khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP):
+ Mức phạt tiền thấp nhất đối với đất ở khu vực nông thôn là 03 triệu;
+ Mức phạt tiền thấp nhất đối với đất ở khu vực đô thị là 06 triệu.

Đánh giá post