Tại sao Nhà nước phải bồi thường khi thu hồi đất?

05/12/2023 | 10:29 25 lượt xem Tài Đăng

Tại Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện sở hữu. Theo đó, Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất khi có các căn cứ theo quy định pháp luật. Căn cứ thu hồi đất có thể là: thu hồi để phát triển kinh tế, xây dựng các công trình công cộng, phục vụ mục đích quân sự hoặc do người sử dụng đất vi phạm quy định về đất đai, …. Trong nhiều trường hợp, khi Nhà nước thu hồi đất thì phải bồi thường cho người sử dụng đất, có thể bồi thường bằng đất, nhà ở hoặc khoản tiền tương đương với giá trị đất và tài sản trên đất được bồi thường. Vậy, tại sao Nhà nước phỉa bồi thường khi thu hồi đất? Những trường hợp nào được bồi thường kh thu hồi đất?… Để giải đáp những câu hỏi này, mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung bài viết “Tại sao Nhà nước phải bồi thường khi thu hồi đất?” của Luật đất đai dưới đây.

Nhà nước thu hồi đất là gì?

Thu hồi được hiểu là quá trình rút lại, thu lại hoặc hủy bỏ một sản phẩm, dịch vụ hoặc quyền lợi đã được cung cấp trước đó. Theo đó, hiểu một cách nôm na, thu hồi đất là hồi lại phần đất đã giao cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng. Ở nước ta, đất đai thuộc ở hữu toàn dân, nguyên tắc này này đã được ấn định tại Điều 4 Luật Đất đai 2013 như sau: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.” Do đó, chỉ có Nhà nước mới có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định pháp luật.

Hiện nay, Luật Đất đai 2013 đã có quy định giải thích cụ thể khái niệm Nhà nước thu hồi đẩ tại Khoản 11 Điều 3 như sau: “Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.”

Căn cứ thu hồi đất

Mặc dù Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai và có quyền thu hồi đất nhưng xét về bản đất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Do đó, việc Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo quyền lợi của người dân, không thể tiến hành thu hồi đất một cách bừa bãi, không có quy hoạch. Để kiểm soát điều này. Luật Đất đai 2013 đã quy định cụ thể các trường hợp Nhà nước được thực hiện thu hồi đất bao gồm:

  • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh: Trong trường hợp này, Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các hoạt động quốc phòng, an ninh như: xây dựng bệnh viên quân đội, thao trường, trại giam, … (Điều 61 Luật Đất đai 2013)
  • Thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Việc thu hồi đất trong trường hợp này được tiến hành nhằm thực hiện các dự án do Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện. (Điều 62 Luật Đất đai 2013)
  • Thu hồi đất do vi phạm quy định pháp luật về đất đai: Khi các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật đất đai nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Nhà nước hoặc có những hành vi hủy hoại đất, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất để ngăn chặn hành vi vi phạm và khắc phục hậu quả. (Điều 64 Luật Đất đai 2013)
  • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người: Đối với trường hợp này, việc thu hồi đất được tiến hành khi có căn cứ xác định việc sử dụng đất sẽ có nguy cơ đe dọa tính mạng con người (ví dụ: đất bị nhiễm độc, nhiễm phóng xạ, …) hoặc quyền sử dụng đất chấm dứt theo quy định pháp luật (ví dụ: người sử dụng đất trả lại đất, hết thời hạn sử dụng đất mà không được gia hạn, …). (Điều 65 Luật Đất đai 2013)
Tại sao Nhà nước phải bồi thường khi thu hồi đất?

Tại sao Nhà nước phải bồi thường khi thu hồi đất?

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh hoặc thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được bồi thường nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định. Những khoản bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm: Bồi thường về đất, bồi thường về giá trị tài sản trên đất, bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Khi Nhà nước thu hồi đất phải bồi thường cho người sử dụng đất vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản trên đất: Theo quy định của pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tài sản trên đất hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình, tổ chức được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Do đó, khi Nhà nước thu hồi một mảnh đất, việc bồi thường cho người dân chính là việc nhìn nhận và đảm bảo quyền sử dụg, quyền sở hữu tài sản của công dân.

Thứ hai, đảm bảo tính công bằng và đạo đức xã hội: Bồi thường trong trường hợp thu hồi đất không chỉ đảm bảo tính công bằng về mặt tài chính, mà còn thể hiện sự đối đãi đúng đắn và đạo đức với người dân. Giá trị của một mảnh đất đối với mỗi người dân có thể là rất lớn và có thể liên quan đến cuộc sống của họ. Vì vậy, bồi thường có vai trò tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của công dân.

Thứ ba, khuyến khích sự phát triển: Bồi thường đúng mức giá trị thực của tài sản giúp đảm bảo sự công bằng và khuyến khích sự phát triển kinh tế xã hội. Khi người dân nhận được khoản bồi thường công bằng, họ có thể sử dụng tài nguyên tài sản đó để tái đầu tư hoặc tiêu dùng, giúp tăng cường năng lực kinh tế và thúc đẩy phát triển của đất nước.

Thứ tư, xây dựng môi trường ổn định: Việc bồi thường đúng đắn khi thu hồi đất là một yếu tố quan trọng để duy trì sự ổn định môi trường kinh doanh và xã hội. Nếu không có chính sách bồi thường công bằng, sẽ tạo ra mất cân đối và gây ra tranh chấp, ảnh hưởng đến sự ổn định và hòa bình trong xã hội.

Tổng quan, việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất của người dân là một yếu tố cơ bản để đảm bảo quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản, tôn trọng đạo đức và công bằng, khuyến khích phát triển và xây dựng một môi trường ổn định. Điều này đồng thời tạo dựng lòng tin, sự ủng hộ của người dân đối với chính phủ và hệ thống pháp luật.

Nguyên tắc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Như phần trên đã phân tích, bồi thường khi thu hồi đất là cơ sở quan trọng để bảo đảm quyền lợi hợp pháp cho người dân có đất bị thu hồi. Do đó, việc bồi thường phải được thực hiện theo đúng các nguyên tắc mà Luật Đất đai 2013 quy định để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong công tác thu hồi và bồi thường đất của Nhà nước. Từ đó xây dựng niềm tin của người dân đối với chính quyền.

Theo quy định tại Điều 74 Luật Đất đai 2013, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

“1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.

Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.”

Mời bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật đất đai về vấn đề “Tại sao Nhà nước phải bồi thường khi thu hồi đất”. Bạn đọc có thể tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình. Trong quá trình tìm hiểu nội dung bài viết và những vấn đề pháp lý liên quan, nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ với Luật đất đai để được hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp:

Những trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất:

Căn cứ Điều 82 Luật Đất đai 2013, Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
– Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường về chi phí đầu tư vào đất còn lại quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật Đất đai 2013;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý;
– Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai 2013;
– Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật Đất đai 2013.

Những khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai 2013, những khoản hỗ trợ mà người dân được hưởng khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
– Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở
– Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
– Hỗ trợ khác theo quy định.

5/5 - (1 vote)