Việc xác định ranh giới thửa đất thường dựa trên các giấy tờ và tài liệu liên quan, bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản đồ, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê đất, v.v. Các tài liệu này cung cấp thông tin quan trọng về vị trí, kích thước và quyền sở hữu của thửa đất. Quy trình xác định ranh giới thửa đất cần tuân thủ các quy định pháp luật và quy trình định rõ. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm trong bài viết “Thẩm quyền xác định ranh giới thửa đất thuộc về ai?” của Luật đất đai nhé!
Làm thế nào để xác định ranh giới thửa đất?
Xác định ranh giới thửa đất là một quy trình quan trọng trong lĩnh vực đất đai và quản lý tài sản. Ở Việt Nam, quy định về xác định ranh giới thửa đất được quy định trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn liên quan. Quy trình xác định ranh giới thửa đất cần tuân thủ quy định pháp luật để đảm bảo tính công bằng, minh bạch và đáng tin cậy. Các bên liên quan cần phối hợp với cơ quan quản lý địa chính để thực hiện quy trình này một cách chính xác và hợp pháp.
Việc xác định ranh giới thửa đất được quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT như sau:
- Trước khi đo vẽ chi tiết, cán bộ đo đạc phải phối hợp với người dẫn đạc (là công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, tổ dân phố… để được hỗ trợ, hướng dẫn việc xác định hiện trạng, ranh giới sử dụng đất), cùng với người sử dụng, quản lý đất liên quan tiến hành:
- Xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ;
- Lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất;
- Đồng thời, yêu cầu người sử dụng đất xuất trình các giấy tờ liên quan đến thửa đất (có thể cung cấp bản sao các giấy tờ đó không cần công chứng, chứng thực).
- Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.
Trường hợp đang có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có thửa đất để giải quyết.
Trường hợp tranh chấp chưa giải quyết xong trong thời gian đo đạc ở địa phương mà xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thì đo đạc theo ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý đó; nếu không thể xác định được ranh giới thực tế đang sử dụng, quản lý thi được phép đo vẽ khoanh bao các thửa đất tranh chấp; đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành 02 bản, một bản lưu hồ sơ đo đạc, một bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.
Thẩm quyền xác định ranh giới thửa đất thuộc về ai?
Đầu tiên, cơ quan quản lý địa chính sẽ xem xét các giấy tờ địa chất và giấy tờ địa chính liên quan để tìm hiểu thông tin về địa hình, địa hình tự nhiên và các thông tin liên quan khác. Sau khi xác định ranh giới thửa đất, cơ quan quản lý địa chính sẽ thông báo cho các bên liên quan, bao gồm chủ sở hữu và các bên có quyền liên quan khác. Quy trình công khai sẽ được thực hiện để đảm bảo sự minh bạch và công bằng trong quy trình xác định ranh giới.
Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung 03 nghị định hướng dẫn Luật Đất đai năm 2013):
Văn phòng Đăng ký đất đai là đơn vị có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất (như nhà, cây cối…), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng) đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Văn phòng đăng ký đất đai còn thực hiện chức năng xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc cũng như chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; bên cạnh đó thì tiến hành thống kê, kiểm kê đất đai cũng như cung cấp thông tin về đất đai theo quy định khi các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình sao cho phù hợp với năng lực pháp luật.
Nhìn chung thì văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập, hiện nay trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (cơ quan trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất khác (cơ quan trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường) hiện có tại một địa phương nhất định. Văn phòng đăng ký đất đai là chủ thể có tư cách pháp nhân, có trụ sở riêng, con dấu riêng và được mở tài khoản riêng để hoạt động độc lập theo quy định của pháp luật đất đai.
Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định thì có những chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Vì thế văn phòng đăng ký đất đai không tồn tại ở cấp xã, phường, thị trấn. Chi nhánh của văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của văn phòng đăng ký đất đất đai theo quyết định của ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Như vậy, theo quy định và phân tích nêu trên, thì việc đo đạc cũng như xác định ranh giới thửa đất thuộc chức năng và thẩm quyền của Văn phòng Đăng ký đất đai.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung thuộc về ai?
- Điều kiện cấp giấy phép hoạt động xây dựng là gì?
- Hướng dẫn trích lục hồ sơ nguồn gốc đất chuẩn quy định 2023
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung thuộc về ai?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật đất đai luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý. Chúng tôi sẽ giải quyết hay cung cấp các dịch vụ về làm sổ đỏ bằng giấy viết tay cho khách hàng, làm các một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Hộ gia đình và cá nhân phải tiến hành soạn thảo một bộ hồ sơ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc xác định ranh giới thửa đất. Nhìn chung thì một bộ hồ sơ được nộp tới Văn phòng đăng ký đất đai phải có đầy đủ những giấy tờ theo quy định của pháp luật hiện hành, tránh tình trạng thiếu sót, bổ sung kéo dài. Theo đó, hồ sơ đề nghị thực hiện việc xác định ranh giới thửa đất bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
Đơn tiến hành xác nhận việc đo đạc lại đất để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp cho cá nhân, hộ gia đình hoặc đơn xin đề nghị xác định diện tích đất ở theo quy định của văn phòng đăng ký đất đai;
Bản sao của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được công chứng, chứng thực tại Văn phòng công chứng.
Tuy nhiên, trong trường hợp hồ sơ mà không đủ điều kiện để tiến hành xác định ranh giới giữa các thửa đất thì cơ quan tiếp nhận sẽ yêu cầu người chủ sử dụng đất đó phải nộp bổ sung hồ sơ hoặc trả lại hồ sơ cho chủ thể đã nộp nhưng phải giải thích lý do rõ ràng bằng văn bản.
Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành đo đạc xác định lại ranh giới thửa đất, thì cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, trước khi đo vẽ chi tiết thì cán bộ đo đạc phải phối hợp với những chủ thể liên quan tiến hành các công việc sau: Xác định ranh giới thửa đất, xác định mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng những vật dụng cụ thể; lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất để làm căn cứ thực hiện đo đạc ranh giới thửa đất và yêu cầu người sử dụng đất phải xuất trình những giấy tờ có liên quan đến thửa đất đó.
Thứ hai, khi xác định đo đạc ranh giới thửa đất
Thứ ba, sau quá trình đo đạc thì đơn vị đo đạc phải có trách nhiệm lập bản mô tả thực trạng phần đất đang tranh chấp thành hai bản, một bản thì lưu hồ sơ đo đạc, còn một bản thì gửi ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để thực hiện các bước giải quyết tranh chấp tiếp theo theo thẩm quyền.