Để giải quyết tranh chấp đất đai do nhiều lần không tìm được tiếng nói chung, các cá nhân hộ gia đình thường khởi kiện tranh chấp đất đai lên Tòa án để giải quyết. Thông thường để giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án thương mất thời gian khá lâu. Do đó, nhiều người có thắc mắc về thời gian giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án là bao lâu? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật đất đai nhé.
Có thể khởi kiện ra Tòa án khi có tranh chấp về đất đai không?
Sau khi đã nhiều lần hòa giải nhưng không thành thì các cá nhân, hộ gia đình có mong muốn khởi kiện ra Tòa án khi có tranh chấp về đất đai. Tuy nhiên, do nhiều lý do nhưung không có đầy đủ giấy tờ mà nhiều người lo ngại rằng có thể khởi kiện ra Tòa án khi có tranh chấp về đất đai không? Để giải đáp thắc ,ắc về vấn đề này, hãy theo dõi nội dung sau đây nhé.
Theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì sẽ được giải quyết như sau:
Trường hợp 1:
Trường hợp Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
Lưu ý:
Một số loại giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP bao gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
– Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.
– Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý:
– Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp; Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất;
…
Trường hợp 2:
Trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định
– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
Như vậy, người sử dụng đất có thể khởi kiện ra Tòa án khi có tranh chấp về đất đai.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án thế nào?
Sau khi quyết định khởi kiện tranh chấp đất đai ra Tòa án có thẩm quyền thì người khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện. Sau đó thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án theo quy định. Nếu bạn chưa biết thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án như thế nào? Hãy theo dõi các bước khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án dưới đây nhé.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Căn cứ khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định hồ sơ mà người khởi kiện tranh chấp đất đai cần chuẩn bị gồm:
+ Đơn khởi kiện theo mẫu.
+ Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
+ Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
+ Tài liệu, chứng cứ để chứng minh về quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp.
+ Hình thức nộp đơn: Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 3: Thụ lý đơn khởi kiện và nộp tạm ứng án phí
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, xét thâyý vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí.
Thẩm phán thụ lý đơn khởi kiện khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm
Căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai là 04 tháng, với vụ việc phức tạp sẽ được gia hạn những không quá 02 tháng (tổng là 06 tháng);
Nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án là bao lâu?
Tranh chấp đất đai thường được giải quyết tương đối lâu do có nhiều giấy tờ, sự kiện xảy ra cần được xem xét. Do đó, những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đang khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án rất quan tâm đến thời gian giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án là bao lâu? Dưới đây là quy định về thời gian giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án, bạn có thể tham khảo.
Tranh chấp đất đai theo Luật Đất đai 2013 do Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết thì thủ tục sẽ được tiến hành theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Trong đó, thời hạn giải quyết như sau:
- Kể từ thời điểm tòa án thụ lý giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng (Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
- Đưa vụ án tranh chấp đất đai ra xét xử sơ thẩm: trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng (Điều 220 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Như vậy, thời hạn giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án kể từ ngày thụ lý vụ án đến khi mở phiên tòa sơ thẩm theo quy định là khoảng 05 – 08 tháng, nếu vụ án không bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thời gian giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án là bao lâu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.
Câu hỏi thường gặp
Tại khoản 3 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định thời gian thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện là không quá 45 ngày;
– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh là không quá 60 ngày;
– Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;
– Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai là không quá 30 ngày.
Căn cứ Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định:
– Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
– Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
– Sau khi hòa giải tại UBND không thành thì mới được gửi đơn khởi kiện đến tòa án.
Như vậy, khi có tranh chấp đất đai thì không bắt buộc phải hòa giải cơ sở, tuy nhiên phải hòa giải tại UBND thì mới đủ điều kiện khởi kiện đến tòa án.