Tư vấn pháp luật đất đai là gì?

16/11/2023 | 10:36 9 lượt xem Trà Lý

Đất đai và một lĩnh vực tương đối phức tạp và xảy ra rất nhiều tranh chấp. Do đó, để đảm bảo và bảo vệ tối đa quyền lợi của mình thì người sử dụng đất cần hiểu biết rõ về pháp luật đất đai. Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu về pháp luật đất đai. Do đó, việc tư vấn pháp luật đất đai đang ngày phát triển để đáp ứng nhu cầu tư vấn cho những người đang có nhu cầu. Vậy, tư vấn pháp luật đất đai là gì? Hãy cùng Luật đất đai tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Tư vấn pháp luật đất đai là gì?

Do sự hiểu biết về pháp luật đất đai còn hạn chế nên có thể không giải quyết các vấn đề đất đai vướng mắc một cách hiệu quả. Do đó, việc tư vấn pháp luật đất đai ngày càng phổ biến. Người dân nên nắm được tư vấn pháp luật đất đai là gì để đảm bảo quyền lợi của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tư vấn pháp luật đất đai qua nội dung dưới đây nhé.

Pháp luật về đất đai hiện nay bao gồm nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai hình thành trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai. Tuy nhiên, các văn bản pháp luật này được cập nhật, thay đổi liên tục, đôi khi có sự chồng chéo lẫn nhau dẫn đến việc khó khăn khi áp dụng.

Người sử dụng đất thường phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về một vấn đề đất đai, thậm chí vẫn không thể hiểu được quy định của điều luật do đó không thể giải quyết được vướng mắc của mình.

Vì vậy, tư vấn pháp luật đất đai là điều rất cần thiết và hiệu quả. Vì người tư vấn là người có trình độ, có kiến thức pháp luật sâu rộng; là người thường xuyên nghiên cứu và áp dụng pháp luật. Vì vậy, người tư vấn pháp luật đất đai có thể giải quyết vấn đề pháp luật đất đai một cách linh hoạt dựa trên kinh nghiệm của mình.

Từ đó sẽ tư vấn cho khách hàng hiểu rõ hơn về các quy định pháp luật về đất đai nhằm tránh được các rủi ro pháp lý khi thực hiện các quyền của mình. Vai trò tư vấn pháp luật của luật sư trong giai đoạn đầu của vụ án đôi khi là sự quyết định quyền lợi của khách hàng.

Những rủi ro khi không có sự tư vấn pháp luật đất đai

Rủi ro trong lĩnh vực đất đai thương mất mát khá lơn do đất đai có giá trị cao. Do không có sự tư vấn pháp luật đất đai từ những người có chuyên môn và kinh nghiệm nên người sử dụng đất có thể gặp nhiều rủi ro pháp lý. Thiếu sự tư vấn luật đất đai có thể chịu những rủi ro khi tham gia vào các giao dịch bất động sản như sau:

  • Không hiểu rõ về quy định pháp lý hoặc sai sót trong việc thực hiện các thủ tục liên quan có thể dẫn đến việc mất quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất.
  • Rủi ro tranh chấp về đất đai. Tranh chấp có thể xuất phát từ việc hiểu tằm hoặc không rõ ràng về giới hạn quyền sử dụng hoặc nguồn gốc của tài sản. Không có sự tư vấn từ chuyên gia người ta có thể tham gia vào các giao dịch mua bán chuyển nhượng mà không có đủ thông tin dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp sau này.
  • Không được tư vấn luật đất đai có thể dẫn đến việc tổn thất kinh tế. Đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư việc không hiểu rõ về quy định luật đất đai có thể dẫn đến việc đầu tư sai hướng, mua bán đất ở giá không hợp lý hoặc gặp phải các vấn đề pháp lý trong quá trình thực hiện dự án khiến cho việc đầu tư không mang lại lợi nhuận mong đợi hoặc thậm chỉ lỗ vốn.
  • Rủi ro đối mặt với các biện pháp xử lý pháp lý. Vì phạm luật đất đai có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bị phạt thu hồi đất hoặc thậm chỉ là truy cứu trách nhiệm hình sự. Không có sự tư vấn chính xác người ta có thể vô tình vi phạm pháp luật mà không biết
  • Việc không được tư vấn luật đất đai cũng có thể khiến người ta mất cơ hội. Đất đai không chỉ là một tài sản mà còn là một cơ hội đầu tưphát triển và tạo ra giá trị. Không hiểu rõ về luật đất đai có thể khiến người ta bỏ lở những cơ hội tốt từ việc mua đất với giá tốt đến việc tham gia vào các dự án phát triển có triển vọng
Tư vấn pháp luật đất đai là gì năm 2023?

Tiêu chuẩn của người thực hiện tư vấn pháp luật đất đai là gì?

Để có thể trở thành một người thực hiện tư vấn pháp luật thì cá nhân cần đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định. Do đó, trước khi trở thành người thực hiện tư vấn pháp luật đất đai thì cá nhân cần phải nắm được tiêu chuẩn của người thực hiện tư vấn pháp luật đất đai là gì? Dưới đây là quy định về tiêu chuẩn của người thực hiện tư vấn pháp luật đất đai, bạn có thể tham khảo.

Tiêu chuẩn đối với Tư vấn viên pháp luật được quy định tại Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP năm 2008 như sau:

Điều 19. Tư vấn viên pháp luật

1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

b) Có Bằng cử nhân luật;

c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.

Tiêu chuẩn đối với luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật được quy định tại Điều 21 Nghị định 77/2008/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết bởi Điều 17 Thông tư 01/2010/TT-BTP như sau:

Điều 21. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh

1. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh là luật sư đã đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân theo quy định của Luật Luật sư.

2. Luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh theo hợp đồng lao động có thời hạn hoặc không xác định thời hạn được ký kết giữa Trung tâm tư vấn pháp luật hoặc Chi nhánh với luật sư.

3. Phạm vi hành nghề, quyền và nghĩa vụ của luật sư được thực hiện theo hợp đồng lao động phù hợp với quy định của Luật Luật sư, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP và pháp luật về lao động.

4. Hoạt động tham gia tố tụng của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật phải tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng, Luật Luật sư”

Tiêu chuẩn đối với Cộng tác viên tư vấn pháp luật theo quy định tại Điều 22 Nghị định 77/2008/NĐ-CP năm 2008 hướng dẫn chi tiết bởi Điều 18 Thông tư 01/2010/TT-BTP năm 2010 như sau:

Điều 22. Cộng tác viên tư vấn pháp luật

1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được làm cộng tác viên tư vấn pháp luật:

a) Người có bằng cử nhân luật hoặc người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.

b) Người đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác.

c) Những người sau đây thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi:

– Người có bằng trung cấp luật;

– Người có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên gồm: Cán sự pháp lý làm việc trong ngành Tư pháp hoặc tổ chức pháp chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang; hội thẩm nhân dân; người công tác trong các ngành khác có hiểu biết pháp luật.

– Thành viên tổ hòa giải; thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; già làng; trưởng bản, trưởng thôn, xóm, ấp, sóc, bon; trưởng các dòng họ; đại diện tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở cơ sở là người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng.

Như vậy, cá nhân cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên để trở thành một cộng tác viên tư vấn pháp luật.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tư vấn pháp luật đất đai là gì năm 2023?”.  Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay nhu cầu dịch vụ tư vấn pháp lý phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp. cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình.

Câu hỏi thường gặp

Cử nhân Luật có được làm Tư vấn viên pháp luật không?

Điều kiện để trở thành Tư vấn viên pháp luật được quy định tại Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP như sau:
Điều 19. Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Theo đó, cử nhân luật phải có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên thì mới trở thành tư vấn viên pháp luật.

Người thực hiện tư vấn pháp luật là những ai?

Theo quy định tại Điều 18 Nghị định 77/2008/NĐ-CP về người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:
– Tư vấn viên pháp luật;
– Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;
– Cộng tác viên tư vấn pháp luật.

5/5 - (1 vote)