Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự hay thương mại?

06/10/2023 | 06:45 11 lượt xem Loan

Hợp đồng xây dựng là việc đầu tiên bạn cần làm để đảm bảo những lợi ích nhất định cho cả hai bên. Đặc biệt đối với một số khu đất nằm trong đô thị cần phải nộp thủ tục, hồ sơ xin phép xây dựng lên cơ quan chức năng để có thể xây dựng nhà ở, căn hộ hoặc các công trình xây dựng khác. Tất cả những thông tin bạn cần tìm hiểu đều được tổng hợp trong bài “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự hay thương mại” dưới đây.

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự hay thương mại?

Mặc dù không được quy định cụ thể trong Luật Xây dựng 2014 nhưng về mặt lý thuyết, hợp đồng xây dựng cũng có thể là hợp đồng thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005.Về cơ bản, hợp đồng xây dựng cũng được hiểu là một loại hợp đồng dân sự.

Tuy nhiên, khác với những loại hợp đồng dân sự khác, hợp đồng thương mại có đặc trưng về chủ thể xác lập (được xác lập giữa các bên là thương nhân hoặc một trong các bên là thương nhân) và mục đích của hợp đồng (nhằm mục đích sinh lợi). Do đó, nếu một hợp đồng xây dựng cụ thể đáp ứng điều kiện về chủ thể xác lập và mục đích của hợp đồng thương mại (như đã đề cập), hợp đồng xây dựng đó có thể đồng thời là hợp đồng thương mại và chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005.

Trên thực tế, phần lớn các hợp đồng xây dựng đáp ứng các điều kiện của hợp đồng thương mại. Trong trường hợp như vậy, các hợp đồng xây dựng này có thể đồng thời là đối tượng điều chỉnh của cả BLDS 2015, Luật Thương mại 2005 và Luật Xây dựng 2014.

Đặc điểm của hợp đồng xây dựng năm 2023

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng liên quan đến việc xây dựng nhà ở riêng lẻ, được thỏa thuận giữa bên giao thầu và bên được hưởng lợi từ việc xây dựng. Mẫu hợp đồng xây dựng nhà ở là mẫu hợp đồng rất phổ biến hiện nay được cung cấp cho người sử dụng đất để xây dựng nhà ở của mình. Gia chủ muốn thuê công ty xây dựng để hoàn tất quá trình xây dựng nhà theo đúng hợp đồng đã có sẵn mà hai bên đã cam kết.

Ngoài các đặc điểm chung của hợp đồng dân sự, hợp đồng xây dựng còn có những đặc điểm riêng như sau:

Thứ nhất, đối tượng của hợp đồng xây dựng rất đa dạng: tương ứng với các hoạt động xây dựng sẽ có đối tượng hợp đồng tương ứng. Ví dụ, đối tượng của hợp đồng tư vấn là tư vấn lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng công trình,… còn đối tượng của hợp đồng thi công xây dựng là thi công hạng mục phần ngầm, phần thân, phần hoàn thiện, phần lắp đặt thiết bị,…. Đối tượng của hợp đồng xây dựng cần xác định quy mô, việc xác định quy mô đối tượng không đơn giản vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự hay thương mại

Thứ hai, lựa chọn chủ thể thực hiện hợp đồng theo phương thức đấu thầu: Bên nhận thầu thường được lựa chọn theo phương thức đấu thầu quy định tại Luật Đấu thầu năm 2013 thay vì lựa chọn theo ý kiến chủ quan của một bên như đối với hợp đồng khác. Vì giá trị hợp đồng thường rất lớn, để đảm bảo cạnh tranh, công bằng và minh bạch, lựa chọn được nhà thầu có năng lực phù hợp nhất, bên giao thầu thường sử dụng phương thức đấu thầu và hợp đồng xây dựng chính là kết quả của việc lựa chọn nhà thầu.

Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của chủ thể hợp đồng xây dựng có liên quan đến bên thứ ba: Hợp đồng xây dựng có rất nhiều hoạt động với các nội dung đa dạng, phức tạp khác nhau. Để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, bên giao thầu có thể chia nhỏ công việc để giao cho nhiều bên nhận thầu khác nhau có chuyên môn sâu về một hạng mục nào đó. Bên nhận thầu trong quá trình thực hiện hợp đồng cần sự trợ giúp của bên thứ ba. Bên thứ ba ở đây có thể là nhà thầu phụ, nhà cung cấp, các nhà thầu liên danh, đơn vị tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế,…

Thứ tư, năng lực chủ thể của hợp đồng xây dựng: chủ thể của hợp đồng xây dựng gồm có bên giao thầu và bên nhận thầu. Các chủ thể này phải có năng lực trong lĩnh vực xây dựng, đáp ứng các yêu cầu của pháp luật với tư cách các bên tham gia hợp đồng xây dựng.

Thứ năm, hợp đồng xây dựng chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật liên quan: hợp đồng xây dựng chịu sự điều chỉnh mang tính nguyên tắc chung trong Bộ luật Dân sự, hợp đồng thực hiện giữa các pháp nhân vì mục đích kinh doanh, lợi nhuận nên chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại, trong lĩnh vực chuyên ngành thì chịu sự điều chỉnh của Luật Xây dựng,…

Hợp đồng dự án PPP và hợp đồng xây dựng có phải đều là một dạng của hợp đồng xây dựng hay không?

Ngày nay, khi nói về hợp đồng dự án PPP, có rất nhiều nhầm lẫn về việc liệu chúng có phải là một loại hợp đồng xây dựng hay không vì có nhiều điểm tương đồng. Ví dụ: khi nói về dự án PPP, chúng ta đang đề cập đến các công trình công cộng, quy trình xây dựng và các vấn đề tương tự như sự chậm trễ trong tiến độ xây dựng, chi phí nhân công; vật liệu xây dựng.

Căn cứ vào định nghĩa, nhận thấy được sự khác biệt về các bên trong hợp đồng, nếu đối với hợp đồng xây dựng sẽ xuất hiện hai chủ thể chính với một bên là chủ đầu tư còn một bên là nhà thầu xây dựng, đối với hợp đồng dự án PPP, chủ thể lại đặc biệt hơn khi một bên là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và một bên là nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp tư nhân, vì vậy trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng cũng khác so với hợp đồng xây dựng.

Đối với hợp đồng xây dựng, sau khi kết thúc quá trình xây dựng có thể có một số nghĩa vụ như bảo hành, bảo trì nhưng đây không phải là nghĩa vụ chính trong hợp đồng. Nhưng đối với hợp đồng dự án PPP lại bao gồm tổng quan khá nhiều nghĩa vụ chính, bắt đầu từ khâu xây dựng, đưa vào vận hành và duy trì, phân phối sản phẩm, dịch vụ công vào đời sống của người dân.

Như vậy, hợp đồng dự án PPP và hợp đồng xây dựng không phải là một dạng của hợp đồng xây dựng, mà dựa trên khái niệm, tính chất, đặc điểm của hai loại hợp đồng này thì hoàn toàn khác biệt.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là thông tin về bài viết “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự hay thương mại” mà Luật đất đai đã đề cập. Nếu có gặp vướng mắc về các vấn đề về làm sổ đỏ mới mất bao nhiêu tiền hãy liên với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Câu hỏi thường gặp:

Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện nào?

Điều 139 Luật Xây dựng 2014 quy định về hiệu lực của hợp đồng xây dựng như sau: 
Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện: i) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật; (ii) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật Xây dựng 2014; (iii) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.

Hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi nào?

Theo Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).

5/5 - (1 vote)