Ủy quyền khởi kiện tranh chấp đất đai có được không?

20/09/2023 | 09:19 26 lượt xem Bảo Nhi

Có thể thấy hiện nay dù ở những thành phố lớn hay nhỏ thì việc có những tranh chấp là điều xảy ra thường xuyên. Chính vì có nhiều người dân không nắm rõ được pháp luật thì việc uỷ quyền để khởi kiện tranh chấp đất đai lại không được nằm quy định cụ thể trong Luật Đất đai, nhưng vấn đề này đã được đề cập trong những quy định pháp luật khác có liên quan đến pháp luật khởi kiện khi có tranh chấp đất đai. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Ủy quyền khởi kiện tranh chấp đất đai” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Các dạng tranh chấp đất đai

Các dạng tranh chấp đất đai rất đa dạng, các vụ tranh chấp đan xen lẫn nhau. Việc phân chia tranh chấp đất đai ra thành nhiều loại để có thể dễ dang giải quyết vụ tranh chấp. Dựa vào khái niệm tranh chấp đất đai đề ra mà được phân chia thành những trường hợp dưới đây.

Tranh chấp về quyền sử dụng đất

– Tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp giữa những người sử dụng với nhau về ranh giới giữa các vùng đất. Loại tranh chấp này thường do một bên tự ý thay đổi ranh giới hoặc hai bên không xác định được với nhau về ranh giới, một số trường hợp chiếm luôn diện tích đất của người khác.

– Tranh chấp đòi lại đất: đây là dạng tranh chấp đòi lại đất, đòi lại tài sản gắn liền với đất có nguồn gốc trước đây thuộc quyền sở hữu của họ hoặc người thân của họ.

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất mang bản chất là tranh chấp về hợp đồng dân sự. Tranh chấp này có thể là yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng, công nhận hiệu lực của hợp đồng, tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu…

Một loại tranh chấp khác cũng thuộc dạng này đó là tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Tranh chấp liên quan đến đất

– Tranh chấp quyền sử dụng đất khi vợ chồng ly hôn

– Tranh chấp về quyền thừa kế quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất

Ủy quyền khởi kiện tranh chấp đất đai

Ủy quyền khởi kiện tranh chấp đất đai có được không?

Một trong những loại tài sản đặc biệt của người dân có thể kể đến đất đai, đất đai có Nhà nước là bên đại diện chủ sở hữu và thống nhất trong việc quản lý bằng của chế định pháp luật. Khi đáp ứng được đủ điều kiện thì Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người dân theo quy định của Luật Đất đai. Nhưng khi tranh chấp xảy ra thì được phép ủy quyền để giải quyết vụ việc

Trong pháp luật về dân sự, tại Bộ luật dân sự 2015 có quy định cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Trong Bộ luật tố tụng dân sự cũng có quy định người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản uỷ quyền.

Trong Bộ luật tố tụng hành chính cũng quy định người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng hành chính phải là người có hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật uỷ quyền bằng văn bản.

Tranh chấp đất đai cũng nằm trong phạm vi điều chỉnh của các luật trên, theo đó ta có thể khẳng định, các bên đương sự tranh chấp đất đai hoàn toàn có thể thực hiện việc uỷ quyền tranh chấp đất đai.

Nội dung uỷ quyền; phạm vi những công việc được thực hiện; trách nhiệm của người nhận ủy quyền được xác định dựa trên sự tự thoả thuận của các bên. Cần lưu ý trong trường hợp quyền sử dụng đất thuộc về hộ gia đình hoặc là tài sản chung của hai vợ chồng thì việc uỷ quyền cần phải có sự đồng ý của những người còn lại hoặc của vợ/chồng.

Thời hạn uỷ quyền khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai

Việc khởi kiện về tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp và khó giải quyết, có rất nhiều trường hợp việc khởi kiện bị kéo dài với những lý do khác nhau. Điều này đã ít nhiều ảnh hưởng đến quyền lợi sử dụng đất của các bên có liên quan trong vụ việc tranh chấp này.

Theo Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn ủy quyền như sau:

“Điều 563. Thời hạn ủy quyền

Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”

Như vậy theo quy định trên thời hạn của hợp đồng ủy quyền được xác định trong ba trường hợp:

– Thời hạn ủy quyền do các bên thỏa thuận;

– Thời hạn ủy quyền do pháp luật quy định;

– Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

Theo đó, thời hạn uỷ quyền tranh chấp đất đai trên thực tế có thể được xác định theo các trường hợp sau:

  • Theo thoả thuận của các bên được ghi nhận trong giấy uỷ quyền;
  • Thời hạn uỷ quyền đã hết theo quy định của pháp luật;
  • Công việc được uỷ quyền đã hoàn thành: Nếu tranh chấp đất đai đã được giải quyết xong thì thời hạn uỷ quyền sẽ kết thúc;
  • Người uỷ quyền hoặc người nhận uỷ quyền đơn phương chấm dứt thực hiện việc uỷ quyền: Nếu vì một lý do nào đó mà bên uỷ quyền hoặc bên nhận uỷ quyền không muốn tiếp tục thực hiện việc uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai nữa thì được đơn phương chấm dứt thực hiện uỷ quyền. Tuy nhiên, các chủ thể trong hợp đồng phải thông báo cho các bên liên quan được biết;
  • Người uỷ quyền hoặc người nhận uỷ quyền là cá nhân chết;
  • Trường hợp người nhận uỷ quyền không có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự để tham gia giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Các căn cứ khác làm cho việc uỷ quyền không thể thực hiện được.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Ủy quyền khởi kiện tranh chấp đất đai” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Luật đất đai cung cấp dịch vụ trên toàn quốc về tư vấn pháp lý như tranh chấp đất đai mới nhất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Quy định về thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai thuộc cơ quan nào?

Luật đất đai 2013 quy định cụ thể về thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai với những nội dung chính sau:
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với UBMTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai có phải lập thành văn bản không?

Thực tế, trong bất kỳ hình thức giải quyết tranh chấp đất đai nào, dù là hoà giải, khiếu nại, hay khởi kiện tại Toà án thì phía cơ quan nhà nước đều yêu cầu người nhận uỷ quyền phải xuất trình văn bản có nội dung uỷ quyền.
Bởi lẽ tranh chấp đất đai là tranh chấp phức tạp, quá trình giải quyết cần đảm bảo tính chính xác. Các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai phải là người có đủ tư cách liên quan. Nếu đã nhận uỷ quyền tham gia thì phải chứng minh được uỷ quyền, và đó chính là văn bản uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Như vậy, uỷ quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải được lập thành văn bản.

5/5 - (1 vote)