Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không?

15/09/2023 | 09:38 33 lượt xem Bảo Nhi

Đất trồng cây lâu năm được pháp luật phân là loại đất nông nghiệp. Trên thực tế có rất nhiều người sử dụng loại đất này để trồng cây, trồng dược liệu theo đúng mục đích Nhà nước đề ra nhưng bên cạnh đó vẫn còn có một số người dân tự ý xây nhà để mà không thông qua thực hiện thủ tục pháp lý liên quan, hành vi bị xem là hành vi trái pháp luật và còn bị xử phạt sẽ bị xử phạt. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Khái niệm đất trồng cây lâu năm

Đất trồng cây lâu năm theo quy định chỉ được sử dụng với mục đích trồng nững loại cây trồng lâu năm (Cao su, ca cao, bưởi, cam,  bạch đàn, xà cừ,…. và một số loại cây khác) mà không được sử dụng với mục đích khác. Nếu như chủ sở hữu mảnh đất đó muốn sử dụng mảnh đất này cho một mục đích khác thì phải chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định hiện nay.

Căn cứ vào phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất đai thì đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm: 

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa…

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài…

– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm…

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng,…); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không?

Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không

Nếu như người dân đang sở hữu đất trồng cây lâu năm thì mọi người chỉ được sử dụng mảnh đất đó với mục đích đó là trồng cây lâu năm. Cơ quan chính quyền bắt gặp người chủ sở hữu đất muốn xây dựng nhà thì sẽ bị xử phạt nặng theo quy định pháp luật hiện nay, vì xây nhà trên đất trồng cây lâu năm là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng và sẽ bị xử phạt hành chính với một số tiền lớn.

Xây dựng nhà trên đất trồng cây lâu năm được xác định là hành vi vi phạm pháp luật bởi đã xâm phạm đến nguyên tắc sử dụng đất mà Nhà nước quy định. Hành vi xây dựng nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 11 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Cụ thể mức xử phạt được quy định như sau:

“Điều 11. Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.”

Bên cạnh việc bị xử phạt vi phạm hành chính bằng tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 4 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP. Cụ thể các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng bao gồm:

“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

3. Sửa đổi, bổ sung … điểm b khoản 4 Điều 11 … như sau:

“b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;”.”

Lưu ý: Nếu người vi phạm về việc sử dụng đất không đúng với mục đích được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên mà vẫn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị thu hồi đất do vi phạm hành chính trong lĩnh vực đát đai theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai năm 2013 và không được bồi thường về đất khi thu hồi.

Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm

Nhà nước giao cho các cá nhân, tổ chức đất cây trồng lâu năm. Với mục đích sử dụnglà trồng những giống cây trồng lâu năm. Điều sử dụng đúng mục đích cũng sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho kinh tế, đời sống cũng như môi trường hiện nay. Đất trồng câu lâu năm cũng sẽ có thời hạn sủ dụng nhất định tùy thuộc từng địa phương, loại đất này được phân mà chúng có thời hạn sử dụng khác nhau.

Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm là 50 năm

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 126 của Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:

“Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn

1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.”

Và tại Điều 129 Luật Đất đai năm 2013 quy định hạn mức giao đất trồng cây lâu năm như sau:

Điều 129. Hạn mức giao đất nông nghiệp

1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.

2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

3. Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia đình, cá nhân không quá 30 héc ta đối với mỗi loại đất:

a) Đất rừng phòng hộ;

b) Đất rừng sản xuất.

4. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 héc ta.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 héc ta.

5. Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

6. Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

7. Đối với diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngoài xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao không thu tiền sử dụng đất thì được tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.

Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân gửi thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nông nghiệp.

8. Diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng, thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khoán, được Nhà nước cho thuê đất không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều này.”

Thời hạn sử dụng đất trồng cây lâu năm không quá 50 năm

Theo quy định tại khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

“Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn

2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.”

Khi hết thời hạn cho thuê đất, hộ gia đình, cá nhân sẽ được Nhà nước xem xét và cân nhắc tiếp tục cho thuê đất nếu họ có nhu cầu sử dụng đất tiếp theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc tiếp tục cho thuê đất không phải là một quyền lợi tự động mà phải được Nhà nước xem xét và đánh giá theo các tiêu chí quy định của pháp luật.

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi “Xây nhà trên đất trồng cây lâu năm có bị phạt không”. Để biết thêm các thông tin pháp luật cũng như nhu cầu về dùng dịch vụ đất đai như giá thuê luật sư làm sổ đỏ nhà chung cư, hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Đất trồng cây lâu năm có được xây nhà cấp 4 không?

Theo Luật Đất đai năm 2013 quy định một số thông tin về xây dựng nhà ở và loại đất như sau:
– Theo Điều 10 quy định về loại đất:
 Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp;
 Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất sử dụng để xây dựng trụ sở,… thì thuộc nhóm đất phi nông nghiệp;
– Quy định về Nguyên tắc sử dụng đất tại Điều 6:
Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấy và đúng mục đích sử dụng đất;
Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh;
Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và những văn bản pháp luật liên quan.
– Ngoài ra, Điều 12 Luật này cũng nêu rõ những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đất đai, cụ thể đối với trường hợp này quy định: Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, nghĩa là việc không thể xây dựng nhà ở hoặc thực hiện công trình trên đất trong trường hợp đất này thuộc quỹ đất nông nghiệp mà nhà nước quy định.
Như vậy, với trường hợp đất quy định mục đích sử dụng đất là đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất không được phép xây dựng nhà ở hoặc thực hiện xây dựng công trình trên phần đất này mà chưa được pháp luật cho phép.

Lệ phí trước bạ cần phả nộp khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng cây lâu năm là bao nhiêu?

Về nguyên tắc khi chuyển mục đích sử dụng đất sẽ không phát sinh việc đăng ký quyền sử dụng đất (vẫn người sử dụng đất đó) nên không phải nộp lệ phí trước bạ. Tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ (dù rất ít trên trên thực tế).
– Trường hợp thu lệ phí trước bạ: Người sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận mà không phải nộp lệ phí trước bạ, sau đó được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới thuộc diện phải nộp lệ phí trước bạ (theo tiết c.3 điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư 301/2016/TT-BTC).
Lệ phí trước bạ = 0,5% x (Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ x Giá 01 m2 (đồng/m2) tại bảng giá đất)

5/5 - (1 vote)