Đất bỏ hoang bao nhiêu năm thì mất quyền sử dụng?

14/09/2023 | 08:58 16 lượt xem Bảo Nhi

Có thể thấy rằng hiện nay không hiếm để có thể bắt gặp được tình trạng đất bị bỏ hoang đây là câu chuyện không còn hiếm gặp mà ngược lại nó còn diễn ra phổ biến. Vấn đề bỏ hoang đất không sử dụng trong một thời gian dài có thể làm mất quyền sử dụng đất của chính chủ sở hữu mảnh đất đó. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Đất bỏ hoang bao nhiều năm thì mất quyền sử dụng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Xử lý hành chính tình trạng đất bỏ hoang không sử dụng

Việc đất bị bỏ hoang trong một thời gian dài mà không đưa vào sử dụng đã gây lãng phí tài nguyên về đất và làm mất đi giá trị, mục đích sử dụng của mảnh đất đó. Đất bị bỏ hoang trong thời gian dài sẽ bị Nhà nước thu hồi đất và người dân cũng sẽ không còn là chủ sở hữu mảnh đất đó, không những vậy có thể sẽ bị xử lý hành chính khi vi phạm pháp luật.

Theo Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai về việc không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục cụ thể như sau:

“Điều 32. Không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục

1. Hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 15 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng dưới 0,5 héc ta;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 03 héc ta đến dưới 10 héc ta;

d) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất không sử dụng từ 10 héc ta trở lên.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.”

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định.

Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân, mức phạt đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)

Đất bỏ hoang bao nhiều năm thì mất quyền sử dụng?

Đất bỏ hoang bao nhiều năm thì mất quyền sử dụng QĐ 2023

Việc mảnh đất bỏ hoang đất này đây là hành vi không đúng trong việc sử dụng đất, điều này đã gây ra hậu quả lãng phí nguồn tài nguyên đất, cũng như làm mất giá trị của đất mà không sử dụng đất đúng mục đích lúc đầu đã yêu cầu Nhà nước cấp quyền sử dụng đất.

Căn cứ tại khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013 quy định về việc các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai như sau:

“Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai

1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:

a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;

b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;

c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;

d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;

đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;

e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;

g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;

h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;

i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.”

Theo đó, việc bỏ hoang đất là khi đất không được sử dụng hoặc đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không sử dụng hoặc tiến độ sử dụng đất chậm.

Đối với từng trường hợp, tùy vào loại đất và thời gian không sử dụng thì sẽ bị thu hồi đất cụ thể như sau:

– Đối với đất cây hàng năm: không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục.

– Đất trồng cây lâu năm: không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục.

– Đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục.

– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư: không sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư

Chủ đầu tư được gia hạn sử dụng thêm 24 tháng sau khi 12 liên tục không sử dụng. Nếu sau thời hạn trên, chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước sẽ thu hồi đất.

Cơ quan thẩm quyền thu hồi đất bỏ hoang

Chắc hẳn đã có nhiều người biết đến việc thu hồi đất mỗi khi có một dự án nào đó được triển khai. Theo pháp luật đất đai hiện hành cũng đã quy định về những trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất trong đó có cả đất bị bỏ hoang mà không có sử dụng đất với mục đích trước đó cũng sẽ bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi.

“Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.”

Như vậy, cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất bỏ hoang bao gồm: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện

Mời các bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Luật đất đai đã trình bày các quy định của luật đất đai và trả lời cho câu hỏi “Đất bỏ hoang bao nhiều năm thì mất quyền sử dụng”. Để biết thêm các thông tin pháp luật cũng như nhu cầu về dùng dịch vụ đất đai như giá thuê luật sư xử lý tình huống hòa giải tranh chấp đất đai, hãy theo dõi các bài viết của Luật đất đai nhé.

Câu hỏi thường gặp

Đất nông nghiệp bỏ hoang có bị thu hồi không?

Nhận thấy việc người dân được giao đất nông nghiệp để canh tác nhưng không sử dụng mà để bỏ hoang gây lãng phí và thất thoát tài nguyên nên Nhà nước tiến hành thu hồi các diện tích đất bị bỏ hoang này lại để cải tạo và cho thuê, giao đất cho những người khác có nhu cầu sử dụng đất.
Việc thu hồi đất nông nghiệp bị bỏ hoang của Nhà nước được quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 Luật đất đai 2013. Thực chất đây là một trường hợp mà Nhà nước thu hồi đất do người dân vi phạm pháp luật đất đai.

Thủ tục quy trình thu hồi đất nông nghiệp bỏ hoang như thế nào?

Bước 1: Xác định căn cứ thu hồi đất căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm đất đai ( ở đây là hành vi bỏ hoang đất nông nghiệp).
Bước 2: Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần).
Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Bước 4: Cơ quan, tổ chức thực hiện các nội dung công việc được giao theo quyết định thu hồi đất theo quy định.
Bước 5: Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao đất cho Tổ chức được giao quản lý quỹ đất thu hồi.
Bước 6: Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành nộp lại Giấy chứng nhận.

5/5 - (1 vote)