Chiếm giữ nhà trái phép thì bị xử lý như thế nào?

29/11/2023 | 09:28 13 lượt xem Tài Đăng

Chào Luật sư hiện nay chiếm giữ nhà trái phép bị xử lý như thế nào theo quy định? Trước đây vợ chồng tôi đi làm ăn xa nên có nhờ cô ruột của tôi ở nhà trông nhà giùm. Tuy nhiên nay cô tôi lại có ý muốn chiếm luôn căn nhà của vợ chồng tôi. Hôm trước tôi có gọi thì cô tôi còn tắt máy, cứ đi nói với mọi người là đất và nhà của cô mà vợ chồng tôi điện để tranh với cô. Giấy tờ nhà đất vẫn do vợ chồng tôi đứng tên nhưng do là người nhà nên tôi cũng không muốn làm căng. Vậy tôi nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Chiếm giữ nhà trái phép thì bị xử lý như thế nào? Mong được luật sư tư vấn giúp. Tôi chân thành cảm ơn luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề chiếm giữ nhà trái phép chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:

Thế nào là chiếm giữ trái phép tài sản?

Hiện nay quyền sử dụng, chiếm hữu và định đoạt tài sản được luật tôn trọng và bảo vệ. Vậy nếu như có chủ thể xâm phạm hay có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản thì xử lý như thế nào? Người chiếm giữ trái phép tài sản của người khác thì có bị phạt không? Khái niệm về chiếm giữ trái phép tài sản được hiểu là:

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó.

Chiếm giữ nhà trái phép thì bị xử lý như thế nào?

Hiện nay việc chiếm giữ nhà trái phép được xem là hành vi không nên làm. Mỗi người đều có quyền sử dụng và quyết định những việc quan trọng liên quan đến tài sản của mình. Do đó không có chủ thể nào được phép xâm phạm đến tài sản người khác, đặc biệt là chỗ ở. Vậy hiện nay người có hành vi chiếm giữ nhà trái phép thì bị xử lý như thế nào? Vấn đề này chúng tôi phân tích như sau:

Chiếm giữ trái phép tài sản là (Hành vi) không trả lại tài sản mình được giao nhầm hoặc không nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản mình tìm được, bắt được… mà tiếp tục chiếm hữu, sử dụng hoặc định đoạt tài sản đó.

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản do bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.

Tội chiếm giữ trái phép tài sản thể hiện bởi một trong các hành vi: cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại.

Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi chuyển dịch tài sản của người khác đang có một cách hợp pháp thành tài sản của mình một cách trái phép. Biểu hiện của sự chuyển dịch này là hành vi tiếp tục chiếm hữu, là hành vì sử dụng hoặc là hành vi định đoạt tài sản. Xét về tính chất, hành vi chiếm giữ trái phép tài sản cũng giống như hành vi chiếm đoạt tài sản. Giữa hai hành vi này chỉ có sự khác nhau ở đặc điểm của tài sản là đối tượng của hành vi phạm tội – đối tượng của hành vi chiếm giữ là tài sản đang trong tình trạng không có người quản lí như tài sản bị giao nhầm, bị bỏ quên, bị đánh rơi… còn đối tượng của hành vi chiếm đoạt là tài sẵu đang có người quản lí…

Điều 175 Chương XVII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự) quy định tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

“Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản 

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

Có nên mua nhà bị chiếm giữ trái phép giá rẻ không?

Hiện nay có những trường hợp mà có chủ thể ban đầu là thuê nhà rồi chiếm giữ nhà trái phép, sau đó muốn bán lại với giá rẻ. Nhiều người vì thấy lợi ích trước mắt giá rẻ mà muốn tiến hành mua nhưng không biết được những hệ quả sau đó. Vậy hiện nay có nên mua nhà bị chiếm giữ trái phép giá rẻ không? Tại sao không nên mua những căn nhà này? Vấn đề này có những nội dung như sau:

Trường hợp bị người khác chiếm nhà, hoặc cho thuê nhà rồi chây lỳ không trả từng xảy ra ở nhiều nơi. Có những vụ thương lượng được bằng cách chủ căn nhà phải trả một khoản tiền cho người thuê nhà hoặc tìm nhà khác cho họ ở, nếu không chỉ còn cách kiện ra tòa để lấy lại nhà. Nhưng để đưa được vụ việc ra tòa thường rất nhiều khói khăn, mệt mỏi.

Có một số vụ án mặc dù đã cung cấp được đầy đủ giấy tờ chủ quyền, chứng minh mình có quyền sở hữu của căn nhà, nhưng cũng phải mất hơn hai năm kiện tụng mới có bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật của tòa. 

Hơn nữa dù bản án phúc thẩm có hiệu lực ngay lập tức, yêu cầu người đang chiếm nhà trái phép phải trả nhà ngay kèm với đó là số tiền vài trăm triệu đồng tương đương khoản tiền thuê nhà mấy năm, nhưng người này không chấp hành. Lại mất thêm một năm để cơ quan thi hành án thực hiện theo thủ tục thì bà H. mới lấy lại được nhà. 

Hiến pháp quy định về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, nhưng đồng thời cũng bảo vệ quyền tài sản của công dân. Tuy nhiên, với các quy định hiện hành thì quyền được bảo vệ tài sản của công dân còn nhiều điểm bất cập. Thực tế người dân có nhà bị chiếm giữ trái phép mà thưa kiện đến cơ quan chức năng thường ít được hỗ trợ tích cực, nên dễ gây ra cảm xúc tiêu cực và họ thường nghĩ mình sẽ đúng khi “trục xuất” người chiếm hữu ra khỏi nhà, hoặc thuê xã hội đen lấy lại nhà của mình. “Điều này khiến chủ sở hữu nhà dễ rơi vào tình huống vi phạm pháp luật: nhà bị chiếm không lấy lại được, bản thân có thể bị pháp luật xử lý”. Vậy nên trường hợp của anh vẫn có thể mua bán bình thường nhưng anh sẽ gặp nhiều rủi ro:

Thứ nhất dù nhà có bán rẻ so với thị trường nhưng anh sẽ mất số tiền khá lớn để thưa kiện, kiện tục, dù có giấy tờ đầy đủ chứng minh là chủ sở hữu nhưng đôi khi cũng mất vài năm do cũng cần phải có biện pháp quyết liệt để bảo vệ tài sản của công dân. Cụ thể, trong những trường hợp chiếm giữ nhà trái pháp luật thì cơ quan chức năng sau khi xác minh cần phải có quyết định nhanh chóng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. 

Thứ hai: Nếu kiện mất rất nhiều thời gian, chi phí

Chiếm giữ nhà trái phép thì bị xử lý như thế nào?

Hình phạt đối với hành vi xâm phạm chỗ ở hiện nay là gì?

Hiện nay bên cạnh việc chiếm giữ nhà ở của người khác thì còn có một số chủ thể xâm phạm chỗ ở. Hiện nay xâm phạm chỗ ở là hành vi bị luật nghiêm cấm và có chế tài rõ ràng. Tùy vào mức độ mà người có hành vi xâm phạm chỗ ở có thể bị xử phạt hành chính hay bị truy cứu TNHS. Hình phạt đối với hành vi xâm phạm chỗ ở hiện nay là:

Theo Điều 158 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tội xâm phạm bất hợp pháp chỗ ở của người khác được xử lý như sau:

 Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm trong những trường hợp:

– Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

– Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

– Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

– Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Và phạt tù từ 1 đến 5 năm trong những trường hợp:

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ quyền hạn;

– Phạm tội 2 lần trở lên;

– Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy nếu đủ cấu thành tội chiếm giữ nhà trái phép thì anh B có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Chiếm giữ nhà trái phép thì bị xử lý như thế nào?” đã được Luật sư luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư luật đất đai chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Đòi lại nhà bị chiếm giữ bằng cách nào?

Tại khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự nêu rõ:
“Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”.
Như vậy, để đòi lại nhà bị người khác chiếm giữ trái phép, cá nhân có thể tố giác tội phạm với cơ quan có thẩm quyền theo các bước sau:
 
Trước hết cần xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác
Căn cứ Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và Thông tư liên tịch số 01/2017, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an… nơi nạn nhân cư trú sẽ có thẩm quyền tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm.
Sau đó lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm
Cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:
– Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại);
– Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện)

Mặt khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản thế nào?

Về hành vi: Đối tượng có hành vi (không hành động) cố tình không trả lại tài sản, cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử, văn hóa cho phía chủ sở hữu, người quản lý một cách hợp pháp hoặc không tiến hành giao nộp cho phía cơ quan có trách nhiệm.
Tài sản, cổ vật, vật có giá trị lịch sử văn hóa nêu trên mà người thực hiện hành vi phạm tội chiếm hữu, có được do bị người khác giao nhầm hoặc do chính người phạm tội tìm được, bắt được.
Về giá trị tài sản: Trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt được phải từ 10.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với cổ vật hoặc các vật mang giá trị lịch sử văn hóa thì pháp luật không quy định giá trị để làm căn cứ trách nhiệm hình sự vì đây là những vật mang giá trị về mặt tinh thần hết sức quý giá nên không thể tiến hành định giá một cách cụ thể như những loại tài sản thông thường.

Khung hình phạt của tội chiếm giữ trái phép tài sản hiện nay là bao nhiêu?

Khung hình phạt phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.
Khung hình phạt phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.

5/5 - (1 vote)