Chính sách nhà ở xã hội ở Việt Nam quy định thế nào?

29/08/2023 | 09:27 8 lượt xem Bảo Nhi

Theo xu hướng việc mua nhà ở xã hội hiện nay ngày càng gia tăng ở nhiều tỉnh, thành vì giá thành của những nhà ở này sẽ có giá tương đối thấp hơn so với các bất động sản khác. Mặc dù vậy, không phải đối tượng nào cũng sẽ được phép mua nhà nhà ở xã hội. Vì điều này còn phải dựa vào chính sách nhà ở xã hội ở Việt Nam do nhà nước ban hành. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật đất đai để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Chính sách nhà ở xã hội ở Việt Nam” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật Nhà ở năm 2014
  • Nghị định 100/2015/NĐ-CP
  • Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 100/2015/NĐ-CP 

Khái niệm nhà ở xã hội

Trong cuộc sống ngày nay, đã có nhiều vấn đề về nhà ở luôn được rất nhiều người quan tâm và chú trọng. Cũng bởi vì vậy, nên việc thực hiện đúng với quy định pháp luật về nhà ở sẽ giúp cho chủ thể để có thể thuận lợi hơn trong việc sử dụng, thực hiện giao dịch cũng như hạn chế được rủi ro không đáng có, để có thể nắm rõ được quy định về nhà ở xã hội trước tiên phải tìm hiểu nhà ở xã hội là gì?

Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 quy định:

“Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở xã ở.”

Theo đó, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước, quy định diện tích theo từng loại nhà cụ thể.

Điều kiện đưởng hưởng chỉnh sách nhà ở xã hội

Chính sách nhà ở xã hội được ra đời giúp cho giấc mơ có nhà của nhiều người dân có mức thu nhập thấp thành hiện thực. Tuy nhiên, đây là “giấc mơ” có điều kiện, và điều kiện này cũng đã được Nhà nước quy định trong chính sách nhà ở xã hội Việt Nam.

Theo Điều 7 Dự thảo Nghị quyết quy định về đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách nhà ở xã hội như sau:

(1) Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đảm bảo các điều kiện sau:

– Điều kiện về nhà ở: 

Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc 

Hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu 10m2/người;

– Điều kiện về thu nhập:

+ Các đối tượng là người thu nhập thấp; công nhân, người lao động, chuyên gia đang làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp; 

Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;

+ Các đối tượng là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Chính phủ; 

Các đối tượng là người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc diện được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;

Lưu ý: Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ; hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập.

Hiện hành, điểm b khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014 có quy định thêm về điều kiện cư trú như sau:Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 Luật Nhà ở 2014;

(2) Trường hợp thuê nhà ở xã hội:

Không bắt buộc phải đáp ứng các điều kiện về nhà ở và thu nhập quy định tại (1).

Hiện hành, căn cứ tại khoản 1 Điều 50 và Điều 51 Luật Nhà ở 2014, trường hợp thuê nhà ở xã hội (không mua bán, chuyển quyền sở hữu nhà ở) phải đáp ứng đủ 03 điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập.

(3) Doanh nghiệp, hợp tác xã thuê nhà ở xã hội tại khu công nghiệp theo pháp luật về nhà ở cho người lao động trong đơn vị mình thuê lại theo quy định của Luật Nhà ở. 

Những doanh nghiệp, hợp tác xã này phải có hợp đồng thuê mặt bằng khu công nghiệp và đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp đó và phải có hợp đồng thuê, sử dụng lao động với các đối tượng quy định tại Luật Nhà ở.

Hiện hành, Điều 49 Luật Nhà ở 2014 không quy định doanh nghiệp, hợp tác xã là đối tượng được thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội. Các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 bao gồm:- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014;- Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Chính sách nhà ở xã hội ở Việt Nam

Chính sách nhà ở xã hội ở Việt Nam năm 2023

Đối với những đối tượng thuộc vào chế độ chính sách có thể mua nhà ở xã hội thì Nhà nước sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để có thể cho các đối tượng này giúp đỡ họ phát triển công sống dễ dàng hơn, có công ăn việc làm hay có nơi ở ổn định với những người có thu nhập thấp.

Ba chương trình tín dụng hỗ trợ người mua, thuê mua nhà ở xã hội

Về kiến nghị mức vay cho công nhân lao động gặp khó khăn về nhà ở, khi ở trọ tối đa 1 tỷ đồng. Hiện nay có 3 chương trình tín dụng hỗ trợ người mua, thuê mua nhà ở xã hội:

– Hỗ trợ cho khách hàng cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội, xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội và Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có lãi suất vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hiện nay là 4,8%; thời hạn vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng và tối đa không quá 25 năm.

– Gói vay ưu đãi theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ và Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội thông qua Ngân hàng chính sách xã hội đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về nhà ở xã hội; tổng nguồn vốn cho vay tối đa là 15.000 tỷ đồng.

– Ngày 11/3/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33/NQ-CP, trong đó đã có giải pháp về gói tín dụng 120.000 tỷ đồng được đưa ra với mục tiêu hỗ trợ nguồn vốn để thực hiện mục tiêu của Đề án 1 triệu căn hộ; thực hiện trong giai đoạn 2023-2030 với đối tượng là chủ đầu tư (để đẩy mạnh nguồn cung), khách hàng cá nhân vay mua, thuê mua nhà ở xã hội (để hỗ trợ nguồn cầu) với lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại.

Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, các bộ, ngành, địa phương để đôn đốc, hướng dẫn triển khai các gói tín dụng nêu trên./

Mời các bạn xem thêm bài viết

Vấn đề “Chính sách nhà ở xã hội ở Việt Nam” đã được Luật đất đai giải đáp thắc mắc ở bên trên. Luật đất đai cung cấp dịch vụ trên toàn quốc về các vấn đề như soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại.

Câu hỏi thường gặp

Các loại nhà ở xã hội hiện nay?

Hiện nay, hình thức phân loại nhà ở xã hội bao gồm:
– Nhà ở xã hội là nhà chung cư
Căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa là 70 m2 sàn.
Căn cứ vào tình hình cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh có thể quy định tăng thêm diện tích, nhưng không quá 77m2 và số lượng căn hộ này không quá 10% tổng số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án.
– Nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng
Diện tích nhà ở không quá 70 m2…

Đội tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội?

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 quy định đối tượng sau được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
– Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
– Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ
– Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

5/5 - (1 vote)